Bên cạnh những pháp chính, và tùy theo khả năng, hành giả nên thực hiện thêm những pháp phụ nhưng rất quan trọng và hữu ích trong việc sửa tánh và hổ trợ cho tâm thân, đó là: Niệm Phật, Thể Dục Trợ Luân, Lạy Kiếng Vô Vi, Niệm Bát Nhã, Mật Niệm Bát Chánh, Kiểm Điểm Đời Đạo, và Chưởng Hưởng Dưỡng Khí.

(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)


Mật Niệm Bát Chánh

Pháp này dành cho những người đã tu lâu, có điển rút bộ đầu. Giờ thực hành: từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối.

Ngồi trong tư thế Thiền Ðịnh, (xem lại trong phần Cách ngồi nếu cần), hướng về phương Nam, đầu thẳng, rút cằm vô, co lưỡi, răng kề răng, mắt nhắm lại và ý nhìn từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước, có thể bắt ấn Tam Muội.

niemBatChanhFront niemBatChanhBack

Dùng ý niệm niệm Phật để điển chuyển chạy trên tám điểm như sau:

  • Dùng ý niệm Phật, bắt đầu bằng chữ `Nam' ở đầu môi trên, rồi `Mô', `A', `Di', `Đà', đến cuối cùng chữ `Phật' nằm ở chót mũi. Đây là điểm thứ nhất.
  • Tiếp tục dùng ý niệm sáu chữ đó từ chót mũi đến điểm thứ nhì là trung tim chân mày (còn gọi là huyệt Ấn Đường).
  • Niệm tiếp, từ trung tim chân mày đến điểm thứ ba là giữa trán.
  • Niệm tiếp, từ giữa trán đến điểm thứ tư là mỏ ác (huyệt Nê Hườn hay Thiên Môn), khỏi mí tóc, khoảng 3 lóng tay từ chân tóc ở trán đi lên.
  • Niệm tiếp, từ mỏ ác đến điểm thứ năm là đỉnh đầu (Hà Đào Thành).
  • Niệm tiếp, từ đỉnh đầu đến điểm thứ sáu là huyệt Ngọc Chẩm (sau ót đối diện với Ấn Đường).
  • Niệm tiếp, từ huyệt Ngọc Chẩm đến điểm thứ bảy là Huỳnh Đình. (Cách thức tìm huyệt: để lòng bàn tay qua vai, ngón tay giữa chạm xương sống, điểm đó là Huỳnh Đình. Điểm đó cũng có thể coi là Hiệp Tích, vì Hiệp Tích cũng tới điểm đó).
  • Niệm tiếp, từ Huỳnh Đình đến điểm thứ tám là trung ương trái cật (huyệt Mạng Môn, ngang với rún).

Cứ ý niệm để điển chuyển chạy trên tám điểm như vậy 3 lần.

... đọc thêm>>

Giải thích về Mật Niệm Bát Chánh

Thiền Sư Lương Sĩ Hằng đã giải thích như sau:

Khi chúng ta tu có luồng điển rồi, ý niệm cảm thấy như có ngón tay chạy ngay đến chót mũi, như là ngón tay chỉ ngay cái huyệt, niệm tới chỗ nào nó chỉ ngay chỗ đó, chạy tới chỗ nào nó phải chỉ tới chỗ đó, rõ rệt vậy. Những người có điển niệm thấy nó chạy rõ ràng. Niệm càng lâu tám điểm càng rõ rệt và nó sáng choang ra, con người mới kiểm soát được ngày nay mình không có làm gì bậy bạ. Luồng điển thông thay vì luồng điển nghẹt là không được. Niệm tới hai ba chỗ nó ngưng, đó là nó nghẹt. Lo chuyện đời nhiều quá thì chúng ta nên bỏ, ăn năn sám hối và bỏ; niệm lại thì tự nhiên sẽ thông và sáng. Khi sáng rồi thì con người thanh nhẹ không nói bậy bạ được. Nói đâu cũng là triết lý để dẫn dắt đời tiến hóa.

Người tu chúng ta xuất hồn ra thế gian chỉ đi ở chỗ Ấn Đường này thôi, rồi đi học đạo tại Trung Thiên Thế Giới (giữa trán) rồi tới Bồng Lai (trên mí tóc), rồi tới Phật giới (đỉnh đầu), rồi chuyển ra đằng sau này là chỗ Huỳnh Đình trong cái Tiểu Thiên Địa, rồi tới thận thủy mới cảm minh cái khối kêu bằng thế gian, đại tự nhiên ở thế gian.

Sự kiểm soát này người có điển mới niệm được, còn người không có điển ngồi niệm không được, bấn loạn thêm thôi. Cho nên để dành riêng cho người có điển và cảm giác được phần điển chạy trong cơ thể mới cho nó chuyển chạy như vậy và lập lại trật tự.

Mỗi đêm chúng ta kiểm soát như vậy thì luồng điển không có bị lung lạc và không có hướng ngoại, để kiểm soát chắc chắn thành quả khai triển tâm linh của chính mình. Những người tu lâu niệm tới chỗ nào thì dường như có bóng đèn đỏ nó phải bật cháy sáng liền. Còn những người tu chưa đạt được kết quả cao thì chỉ cảm nhận nó chạy tê tê chút vậy thôi. Còn người thành đạo là phải thấy tám điểm đó nó phải có tám bóng đèn đỏ sáng bừng lên.

Không nên nghe những sự động loạn và không có kiểm chứng rõ rệt. Tôi muốn đem ra tất cả sự thật mà chính tôi lúc tu cũng thử thách ông Tư và tìm hiểu những cái gì sẵn có của Ngài. Và đến ngày hôm nay, tôi đã kiểm chứng từ giai đoạn một tôi đã đi tới, tôi cống hiến cho các bạn. Các bạn tiếp tục tu, kiểm chứng, và kiểm soát lấy các bạn. Tư tưởng nhiều khi bị lung lạc rồi nói bậy. Cho nên chúng ta phải kiểm chứng cho nó rõ rệt, từ giai đoạn một, chúng ta đã đến đó chưa. Không nên nói quá trớn rồi tạo lấy sự sai lầm.

Còn cái phần huệ giác bên trong có mở được chỉ ghi chép vô sách mà thôi, không nên phổ biến vì đó là mọi trình độ khác nhau. Mỗi người mở mỗi giới khác nhau, chỉ ghi vô cuốn sách đó thôi, lưu lại cho hậu thế. Và sau kết luận, chúng ta nói rằng tôi khám phá ra tôi như thế này, thì người khác họ sẽ tiếp tục giữ đúng 3 phương pháp này để học, khám phá nguyên căn và thấy nhiệm vụ của họ khác hơn. Mọi người chúng ta đều có nhiệm vụ tại thế chớ không phải không. Đừng tưởng lầm là tôi xuống đây tôi chơi, không có đâu. Xuống đây là có nhiệm vụ làm việc để lưu lại cuốn sách sinh lão bệnh tử khổ cho thế sanh, và thức tâm tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trình độ khác nhau.

Loading the player...
 
  Xem trong khung rộng hơn...
 
Quick Menu
 
Tài liệu tham khảo căn bản
Tìm: