Bên cạnh những pháp chính, và tùy theo khả năng, hành giả nên thực hiện thêm những pháp phụ nhưng rất quan trọng và hữu ích trong việc sửa tánh và hổ trợ cho tâm thân, đó là: Niệm Phật, Thể Dục Trợ Luân, Lạy Kiếng Vô Vi, Niệm Bát Nhã, Mật Niệm Bát Chánh, Kiểm Điểm Đời Đạo, và Chưởng Hưởng Dưỡng Khí.

(Bấm vào một trong các đề tài trên để đọc thêm.)


Chưởng Hưởng Dưỡng Khí

Pháp này dành cho những người đã tu lâu, có điển rút bộ đầu. Giờ thực hành: ngay sau khi hành Kiểm Điểm Đời Đạo, mỗi buổi sáng lúc 5, 6 giờ sáng.

Ra giữa trời, hướng nào cũng được, đầu thẳng, rút cằm vô, lưng thẳng, hai tay buông lỏng xuống, co lưỡi, răng kề răng, miệng ngậm, mắt nhắm lại, ý nhìn thẳng từ giữa trung tâm hai chân mày tới trước và tập trung nơi trung tâm bộ đầu, hít vào một hơi. Chúng ta dùng ý hít thanh điển từ Càn Khôn Vũ Trụ xuống, cộng với hơi thở trong lỗ mũi, hai cái là một.

Hít vào 3 lần như vậy là được rồi. Bộ óc sẽ được thanh nhẹ, mới thừa tiếp được cái phần điển ở bên trên.

Giải thích về Chưởng Hưởng Dưỡng Khí

Sau nầy, lâu ngày dài tháng rồi, chúng ta mới làm được cái Soi Hồn bằng Ý, Pháp Luân bằng Ý, làm cho cơ thể chuyển chạy. Đó là luồng điẻn bên trong cơ tạng chúng ta chuyển chạy.

Cho nên tôi đã nhắc các bạn mỗi buổi sáng đứng ra ngoài trời, chưởng dưỡng một chút thanh khí của càn khôn vũ trụ. Dùng trung tim bộ đầu và lỗ mũi hít một lượt, 3 lần như vậy để tập quen và tương lai chúng ta dùng ý chuyển điển, dùng ý để hít, để khai thông ngũ tạng của chúng ta. Cho nên nó có giờ giấc. Khi mà trung tim bộ đầu cảm ứng được điều này thì luôn luôn các bạn làm việc tứ thời: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều, giờ tý ban đêm, là ngay chỗ đó nó có mát lạnh và chuyển chạy. Cho đến lúc chúng ta làm Pháp luân Thường Chuyển bằng ý, vừa chuyển ý tôi muốn: 'đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu' thì tự nhiên nó chuyển và nó qui hội lên trung tim bộ đầu. Qui hội lên trung tim bộ đầu để chi? Ðể học đạo, hòa với thanh giới, rồi nó mới đi tới sáng suốt, tạo cái Hào Quang tự vệ, tự tiến.

Xin xem thêm video phía bên phải do chính thiền sư Lương Sĩ Hằng dẫn giải.

Loading the player...
 
  Xem trong khung rộng hơn...
 
Quick Menu
 
Tài liệu tham khảo căn bản
Tìm: