Thư đến: '... Công phu đúng giờ Tý, sáng sớm Soi Hồn thêm một lần, trong ngày trì niệm chú Kim Cang, tối làm Chiếu Minh. Kính mong Đức Thầy chỉ dạy thêm chỗ nào thiếu sót...'
LA, ngày 05/02/2003

Kính gửi Đức Thầy,
Con tên TBD. Trước đây con có gửi thư cho Đức Thầy và được khuyên phải dứt khoát lo tu học. Lời dạy đó đến nay con mới hiểu hết và thực hiện được. Con xin cảm ơn Đức Thầy cùng khối Vô Vi đã giúp con tự thức, xa rời môi trường động loạn để lo cho sự tiến hóa của phần hồn. Ngày nay bình tâm xét lại con mới thấy quá trình sai lầm ghê gớm trước nay, chỉ biết ăn năn nguyện một lòng tu học để không phụ lời khuyên dạy của Đức Thầy.
Duyên may con được đi Sa Đéc và gặp Thầy H dạy cho chú Kim Cang. Nhờ vậy chứng tà trược xâm nhập tấn công lúc con công phu nay đã giảm nhiều. Hiện con đang hành pháp như sau: Công phu đúng giờ Tý, sáng sớm Soi Hồn thêm một lần, trong ngày trì niệm chú Kim Cang, tối làm Chiếu Minh. Kính mong Đức Thầy chỉ dạy thêm chỗ nào thiếu sót để con bổ túc.
Một lần nữa, con xin cúi đầu cảm tạ công ơn Đức Thầy đã tái sinh con. Con xin kính chúc Đức Thầy thêm nhiều sức khỏe để tiếp tục dìu dắt chúng con trên đường đạo pháp.

Kính bút,
TBD
 
Thư đi:
BD,
Thầy vui nhận được điện thư của con đề ngày 05/02/2003, được biết con đã hiểu và thức tâm ăn năn sám hối hướng về con đường tu sửa trong chu trình tiến hóa của phần hồn. Con nên đọc cho kỹ cuốn Thực Hành Tự Cứu mà dấn thân ngày đêm hành pháp thì sẽ có kết quả ở tương lai.
Vô Vi có 10 điều tâm niệm như sau:
1) Nhịn nhục và cần mẫn
2) Dứt khoát thất tình lục dục
3) Tha thứ và thương yêu
4) Nuôi dưỡng tinh thần phục vụ tối đa
5) Bố thí và vị tha
6) Đối đãi thật tâm và lễ độ
7) Sống tạm để cứu đời không phải để hưởng thụ
8) Giữ tâm thanh tịnh trong mọi trường hợp xảy ra
9) Quên mình trì niệm lục tự Di Đà
10) Hòa tan trong khổ mưu cầu sớm thức tâm.

Con nên học thuộc lòng 10 điều kể trên thì sẽ giúp để con tháo gỡ được nhiều sự rắc rối trong cuộc sống hiện tại.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
681. Ngày 18-02-1998. Người viết: ÐVH
682. Ngày 07-02-1998. Người viết: NTS
683. Ngày 27-10-1997. Người viết: LTB
684. Ngày 23-09-1997. Người viết: NTBV
685. Tháng 12-1997. Người viết: TB
686. Ngày 18-12-1997. Người viết: LVD
687. Ngày 01-02-1998. Người viết: NTÐ
688. Ngày 18-02-1998. Người viết: NVT
689. Ngày 14-01-1998. Người viết: TM & NTKH
690. Ngày 01-02-1998. Người viết: TVT & TTL
691. Ngày 24-12-1996. Người viết: NVT
692. Ngày 26-09-1990. Người viết: ND
693. Ngày 06-03-1990. Người viết: PTPL
694. Ngày 14-03-1990. Người viết: NTT
695. Ngày 03-05-1990. Người viết: NTH
696. Ngày 16-06-1981. Người viết: CVL
697. Ngày 19-01-1990. Người viết: PTT
698. Ngày 03-07-1990. Người viết: TP
699. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTN
700. Ngày 14-06-1981. Người viết: LĐ
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 34 [35] 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: