Thư đến: '... Mỗi ngày anh em đến thăm phòng thuốc càng đông, họ rất ủng hộ làm việc phước thiện của chúng con...'
Việt Nam, Huyện Thanh Trị, ngày 10/11/99

Kính Ðức Thầy thương mến,
Ðầu thư con kính chúc Ðức Thầy an khang trường thọ, chúc các bạn phụ tá giúp đỡ Thầy được an lành trong ân điển của Thượng Ðế toàn năng, hầu hoằng pháp giúp đời đem lại hòa bình trên thế giới.
Thưa Thầy! Chúng con vui vì được Thầy và các bạn hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất, điều kiện mà trước đây chúng con không dám nghĩ tới, chỉ cố gắng giúp đời trong điều kiện hiện có, giữ niềm tin bất thối chuyển trong PLVV mà Thầy dạy cho chúng con bước tiến trên đường hướng phước huệ song tu pháp môn "lưỡng toàn kỳ mỹ".
Qua khoảng tiền nhận được ở Sàigòn, con đã làm thủ tục mua thêm đất giáp ranh thiền đường, để có điều kiện cho anh em vừa khám trị bệnh vừa làm ruộng dự trữ lúa để ăn, tiện lợi trong việc tu hành. Mùa tới sẽ có bộ phận làm ruộng để dự trữ lúa gạo. Con cũng nói cho các cụ phục vụ tại phòng thuốc. Ai nhiệt tâm vì đạo giúp đời xem thiền đường là cái chung để phát triển trong tương lai.
Hiện nay ngành y tế kiểm tra rất kỹ trong việc cấp giấy phép trị bệnh dù từ thiện hay tư nhân. Con đã mua một máy tán thuốc để bào chế cao sơn để tiện cấp thuốc và trị bệnh miễn phí. Mùa nắng tới chúng con tu bổ thêm mặt tiền giáp quốc lộ để bà con dễ dàng qua lại thỉnh thuốc.
Ngoài ít người trụ cột của thiền đường, các bạn mới đều hiểu ngầm sự giúp đỡ của Thầy và các bạn. Chúng con rất cẩn thận và tránh sự can thiệp của người ngoài vào thiền đường, con biết làm thế nào để bảo vệ của chung, hầu được vĩnh viễn phục vụ cho dân nghèo.
Ðức Thầy kính mến! Mỗi ngày anh em đến thăm phòng thuốc càng đông, họ rất ủng hộ làm việc phước thiện của chúng con. Chính con phải làm gương mẫu, từ lời ăn tiếng nói, hành động xử thế và luôn luôn xét lỗi và mỗi ngày phải tự sửa sai. Con nói cùng các bạn: Thầy dạy chúng ta phải biết nhẫn hòa, không phải vì một sự thành công nhỏ mà tự phụ tự mãn, sẽ làm giảm thanh khí điển, mất đi sự lưu thông, nhẹ nhàng trong bản thể. Kinh Thánh có dạy: Tự phụ là sự ngăn trở con người vào nước Thiên Ðàng.
Thời gian ở Thiên Cẩm Sơn (núi Cấm) tu theo PLVV, con có thuộc trọn năm phẩm Thủ Lăng Nghiêm và Ðại Bi thập chú. Ở núi, mỗi sáng con trì kinh một giờ thấy khí lực sung mãn khỏe hơn. Sau khi về đồng bằng, hơn 10 năm, con không còn thời giờ để trì kinh lăng nghiêm, vì phải lo trị bệnh giúp bà con nghèo, chỉ tu PLVV vào 12 giờ đêm. Con có nên tiếp tục vừa ngồi thiền, vừa trì lăng nghiêm được không? Xin Thầy chỉ dạy.
Cuối thư, con xin chúc Thầy vạn an, không quên chúc bà Tám được mạnh khỏe, an vui trong ân điển của Cha Trời.

Con,
TVT
 
Thư đi:
AC, ngày 1/1/2000

VT,
Thầy vui nhận được thư của con đề ngày 10/11/99, được biết con đã nhận được tiền do Thầy phụ giúp cho việc làm từ thiện của chính con, thực hiện tâm từ cứu độ người nghèo khổ có cơ hội chữa trị trong lúc cần. Về y lý vững vàng cũng do bệnh nhân, thường xuyên đến với con, trình bày bệnh hoạn, cộng với tinh thần phục vụ của các bạn hợp tác tùy duyên mà phát triển, càng đông người tham gia đóng góp trong sự thành tâm và thật thà. Y lý cổ truyền rất thích hợp với đồng bào nghèo khổ tại miền quê hẻo lánh. Sự phục vụ thành tâm của con sẽ có kết quả tốt ở tương lai.
Chúc con và các bạn vui tiến.
Còn về việc tu hướng về tâm linh thực hành thì chỉ có một đạo tình thương và đạo đức, và khứ trược lưu thanh là cần thiết thôi. Chúng ta hành để phát triển luồng điển thanh tịnh của nội tâm hỗ trợ cho phần hồn tiến hóa. Khi bộ đầu rút nhẹ không khác gì Thủ Lăng Nghiêm, tức là bộ đầu phát triển điện năng nghiêm nghị thực hành tu tiến là chánh pháp. Người tu biến thể câu chú, tạo thành một tập quán ỷ lại và yếu hèn, và nhờ phù hộ. Khi nhờ phù hộ, tức là lợi dụng Phật Pháp, tạo thành bến mê thay vì thanh tịnh tu tiến. Vạn sự trên đời là Không, cuối cùng chỉ có thực hành mới tiến hóa tốt. Không phải pháp này với kinh kia, chỉ cực trí và không mở được.
Khi giải được nghiệp tâm sẽ trở về không thanh nhẹ, phần hồn sẽ tiến hóa tốt.
Với tinh thần thực hành tự cứu cộng với sự bố thí chẩn mạch hốt thuốc miễn phí giúp đỡ người lâm nạn là điều quý nhứt trên đời này.
Chúc con và các bạn an vui.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
641. Ngày 09-05-1998. Người viết: P
642. Ngày 24-05-1998. Người viết: Ng H V T
643. Ngày 05-05-1998. Người viết: QL
644. Ngày 31-01-1998. Người viết: N
645. Ngày 17-03-1998. Người viết: V
646. Ngày 23-01-1998. Người viết: VCT
647. Ngày 29-03-1998. Người viết: LTKS
648. Ngày 26-02-1998. Người viết: KS
649. Người viết: TN
650. Ngày 12-12-1997. Người viết: TT
651. Ngày 04-01-1998. Người viết: QK
652. Ngày 05-12-1997. Người viết: N
653. Ngày 28-11-1997. Người viết: TBK
654. Ngày 02-11-1997. Người viết: TT
655. Ngày 14-06-1998. Người viết: S
656. Ngày 30-04-1998. Người viết: VMK
657. Ngày 12-05-1998. Người viết: NS
658. Ngày 05-04-1997. Người viết: NTT
659. Ngày 03-11-1997. Người viết: NTC
660. Ngày 20-04-1998. Người viết: LTN
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 [33] 34 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: