Thư đến: '... Trăm ngàn lần con cũng không dám sửa thơ của Thầy, xin Thầy thương mà xét lại cho con....'
Úc Châu, Sydney, ngày 12 tháng 5 năm 1998

Kính gởi Ðức Thầy,
Thật vô cùng bối rối, khi con phải viết những dòng chữ này gởi đến Ðức Thầy. Trên con đường tìm về quê, đại ân phước, con đã được Thầy thâu nhận, dạy dỗ. Thầy đã ban cho con một pháp báu vi diệu, khai mở Thiên Tâm. Ân nghĩa chưa trả được một vi tế nào, đã làm buồn lòng Thầy. Tu thiền là lập lại trật tự bản thân để đi vào điển giới. Bài học sơ đẳng. Vậy mà con đã phạm phải. Chứng tỏ con còn ngu muội, nặng trược. Con đã không kiểm chứng tin tức đứng đắn. Viết theo những lời phiến diện của kẻ bàng quan. Một lời không đúng, ba cõi Thiên, Ðịa, Nhân trách móc. Thầy ơi! Nếu con hiểu được nguyên căn, con đã không sai phạm. Con chỉ phạm một lỗi đã quá nể vì muốn làm vui lòng tất cả.
Cầm được cây viết, phần nào con cũng hiểu được, ăn cắp văn thơ là một tội phạm hình luật. Xã hội khinh bỉ những kẻ đạo văn, sửa thơ của người làm thơ của mình. Huống gì con là một người tu, lại là đệ tử của Thầy. Trăm ngàn lần con cũng không dám sửa thơ của Thầy. Chỉ tội là con đã đọc thơ Thầy nhiều quá. Thầy là nguồn an lạc đã thẩm thấu tim con. Nên khi phát tiết, lời văn điệu thơ mang dáng vẻ của Thầy. Nhưng ý thì không bao giờ siêu diệu, thanh thoát, hóa độ được như Thầy. Xin Thầy hãy thương mà xét lại cho con.
Sự việc xảy ra. Con buồn vì chuyện làm sơ sót một phần, đau khổ vì phụ lòng dạy dỗ của Thầy hai phần. Thầy ơi! Con vẫn như người đi trong đêm tối, nương nhờ ánh sáng từ bi của Thầy chiếu rọi. Tội nghiệp biết bao nhiêu nếu con đường mất đi ánh sáng. Xin Thầy thương nhận nơi đây lời thương, sự kính của con để tha thứ cho con, dù con đã làm buồn lòng Thầy đến đâu. Dù con có sai phạm đến thế nào cũng xin Thầy thương cứu linh hồn con như Thầy vẫn thầm cứu bao nhiêu tội hồn vương vất ở thế gian.
Ngàn lần, vạn lần khấu đầu tạ lỗi.

Con,
NS kính tạ
 
Thư đi:
Cairns, ngày 19 tháng 5 năm 1998

NS,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 12/5/98, được biết con đang tự hiểu con đã làm sai một việc không ngờ trước được. Người học giả luôn luôn thơ mộng về văn chương, đi lạc hồi nào mà không hay. Con muốn xây dựng hạnh đức cho chính con, tức là bằng lòng thành tâm phục vụ bạn đạo, muốn đem lời hay lẽ phải, cống hiến cho mọi người, nhưng rất tiếc tập quán hướng ngoại của chính con chưa dứt khoát, vẫn lưu luyến trong văn hay ý đẹp đã thâu thập từ thuở bé đến bây giờ. Tâm tình bộc lộ trong giây phút cao hứng tạo thành thi thơ, gom gọn lời hay ý đẹp cống hiến cho chung chưa đúng lúc. Thầy không có học văn chương nhiều như con đã học. Thầy chỉ khổ công lo tu học, ngày đêm sửa mình trong chu trình tiến hóa trở về với tự nhiên và hồn nhiên, để giải sự mê muội sai lầm từ nhiều kiếp, đã từng ăn năn sám hối giải khổ cho chính mình. Ngày nay Thầy đã dày công xây dựng tâm linh cho chính bản thân, tự cảm thức điều hay lẽ phải, tự dấn thân phục vụ quần sanh, theo đường hướng tận độ của Ðại Bi, dùng điển khí tác văn, chứ không phải mượn văn chương vá víu tạo thành thơ. Cho nên khi con cao hứng viết thành thơ sửa lời thơ "Cô Gái Phù Sinh" thì nó không ăn khớp với nhau. Bạn đạo thực hành đọc qua không thoải mái, cảm nhận con đã làm sai. Tiền không mua được điển, lúc nào cũng sáng suốt và linh động. Ở góc Trời nào cũng dìu tiến tâm linh và tận độ. Cho nên người có cơ hội tham dự thiền ca, tự cảm thấy hay hay và lâng lâng, đó là hấp thụ được điển khí tự nhiên và hồn nhiên. Từ hồi nào đến giờ Thầy không biết hát biết ca, nhưng Thầy đã phân giải bằng triết lý sống động, như con đã cảm thức được trong buổi thiền ca vừa rồi tại Sydney. Cho nên Thầy thường nhắc nhở mọi người phải thành thật với chính mình, sai một ly đi một dặm, luồng điển đi lên mới có cơ hội hội tụ, ngược lại thì sẽ tạo ra sự tham dục hại tâm lẫn thân. Cuối cùng sẽ khổ thêm mà thôi! Không có lối thoát. Hiểu được sự sai lầm của chính mình đã tạo, bằng lòng ăn năn sám hối là đại phước cho phần hồn. Thật thà thức tỉnh dễ tu hơn. Bằng lòng lạy kính vô vi trong giây phút ăn năn sẽ tự dẹp tự ái và si mê. Thầy không có quyền buồn bất cứ một ai, vì Thầy đã tiến tới ánh sáng vô cùng, không còn cơ hội để ôm lấy bóng tối chấp mê nữa. Con nên lo niệm Phật, tu sửa tâm thân của chính con là cần thiết, cho cuộc tiến hóa của phần hồn con là cần thiết. Lúc đó con sẽ thấy những gì Thầy đã và đang làm là đúng, bằng lòng chung tiến với Thầy và thành tâm phục vụ quần sanh cho tới hơi thở cuối cùng. Chúc con vui tiến trong thực hành hướng về thanh tịnh mà tu.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
641. Ngày 09-05-1998. Người viết: P
642. Ngày 24-05-1998. Người viết: Ng H V T
643. Ngày 05-05-1998. Người viết: QL
644. Ngày 31-01-1998. Người viết: N
645. Ngày 17-03-1998. Người viết: V
646. Ngày 23-01-1998. Người viết: VCT
647. Ngày 29-03-1998. Người viết: LTKS
648. Ngày 26-02-1998. Người viết: KS
649. Người viết: TN
650. Ngày 12-12-1997. Người viết: TT
651. Ngày 04-01-1998. Người viết: QK
652. Ngày 05-12-1997. Người viết: N
653. Ngày 28-11-1997. Người viết: TBK
654. Ngày 02-11-1997. Người viết: TT
655. Ngày 14-06-1998. Người viết: S
656. Ngày 30-04-1998. Người viết: VMK
657. Ngày 12-05-1998. Người viết: NS
658. Ngày 05-04-1997. Người viết: NTT
659. Ngày 03-11-1997. Người viết: NTC
660. Ngày 20-04-1998. Người viết: LTN
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 [33] 34 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: