Thư đến: '... con muốn đem ấn chứng này ra dạy bạn đạo được chăng và con sẽ hành pháp này tiếp tục hành ra sao'
Ngày 26/1/95

Kính Thầy,
Trước con xin thành kính Đức Thầy và Đức Mẫu được an khang, thân tâm an lạc. Sau con xin trình lên Đức Thầy ấn chứng qua Pháp Luân Thường Chuyển mà con đã hít được. Sau khi đã vận chuyển khí dương vô bản thể: 1) Nóng; 2) Ăn uống rất ngon; 3) Trong mình háo hức luôn tìm việc làm không mỏi mệt; 4) Luôn vui tươi, vô tư, hồn nhiên, tâm đạo luôn khai triển hướng thượng luôn luôn; 5) Không nghĩ đến trần tục. Lúc làm pháp luân, làm được trong 21 ngày, ngoài thì con làm pháp luân chiếu minh thì điều hòa trở lại. Lúc hít pháp luân thường chuyển nó nóng đái hoài khát nước liên miên, uống hoài không đã khát nhưng có tật là đái hoài, con tưởng con bịnh thận tính đi hốt thuốc uống nhưng con suy nghĩ lại chẳng lẽ Trời cho cái pháp này không có pháp khác chữa sao, bởi vì pháp luân thường chuyển hít ngồi tức nhiên hít khí dương thì nóng thì phải có cái gì để chữa cho nó điều hòa, con nghĩ bộ trí liền làm việc, nó nghĩ ra pháp chiếu minh của Đức Quán Âm, phép thở chiếu minh là lấy khí hậu thiên nó lạnh, khí của ngũ hành điều hòa trong cơ tạng nó ấm thành ra con hít một chặp nó điều hòa trở lại. Bây giờ con viết cho Thầy, con có ấn chứng này gần 2 tháng (đây là lúc Tề Thiên bị hầm trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân). Thưa Thầy, con muốn đem ấn chứng này ra dạy bạn đạo được chăng và con sẽ hành pháp này tiếp tục hành ra sao. Thưa Thầy, đầu con thường lắc mạnh, lâu lâu hay ngáp dài muốn hả miệng, con phải làm như thế nào, xin Thầy chỉ bảo cho. Con xin kể vài điều nữa.
Thứ nhất: Đi cầu khác hơn lúc chưa hít được, phân cứng tròn lúc cầu, búng mạnh với địt cũng vậy, giống như súng hơi. Hít pháp luân càng ngày càng sâu.
Pháp luân nằm hít 1 hơi thông ra tứ chi, cảm thấy hơi chạy ra 2 tay 2 chân lên đầu, người ta nói lục phủ là 2 tay + 2 chân + bộ đầu và ngũ tạng phải không Thầy, xin trả lời cho con rõ.
Đến đây con dừng bút. Chúc Thầy thân tâm an lạc.

Con của Thầy,
H L H
44 tuổi, Tân Mẹo
 
Thư đi:
Manila, ngày 14/3/95

L H con,
Thầy đã vui nhận được thư của con đề ngày 26/1/95, được biết con có ý chí cương quyết thực hành Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp.
Trước hết muốn tu một pháp nào trên mặt đất này cũng đều liên hệ với Trời Đất. Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp là một phương pháp tự trị tâm lẫn thân trong chu trình tiến hóa tự giải tỏa duyên nghiệp của chính mình.
Con làm pháp luân thường chuyển đúng thì sẽ được phát triển từ giai đoạn một như đầu lắc cho đến đầu thông thì trí mới sáng. Còn đem nguyên khí của Trời Đất giải tỏa độc tố trong người qua hơi thở thì xác thân càng ngày càng khỏe mạnh và tự dứt khoát chuyện đời lôi cuốn. Con nên cố gắng làm pháp luân thường chuyển cho đúng: Đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu, từ căn nặng sẽ biến thành căn nhẹ, mọi việc sẽ được yên ổn hơn xưa.
Thầy tu bao nhiêu năm nay, cơ thể vẫn được tươi khỏe. Năm nay Thầy đã 73 tuổi nhưng nhiều người gặp lại Thầy vẫn nói là ông Tám chưa già. Do đâu mà mặt mày được tươi trẻ, sự thật là nhờ nguyên khí của Trời Đất nuôi dưỡng cơ tạng, ngày đêm tiến hóa kịp thời. Trí óc minh mẫn, ăn ít thiền nhiều mà vẫn khỏe mạnh. Con muốn chỉ cho người khác tu thì chính mình phải thực hiện đúng pháp, bảo tồn tinh khí, linh khí dồi dào, nói đâu trúng đó thì mới có cơ hội độ tha tại trần. Luồng điển của Đại Bi luôn luôn ban chiếu cho người thành tâm tu tiến và làm việc trong tinh thần bất vụ lợi, phát triển tâm từ bi, tưởng nhớ Trời Phật, mặt mày tươi trẻ, thể hiện hạnh đức rõ rệt, mọi người quý mến. Đó là đúng đường của Vô Vi, không nhầm lẫn cõi âm mê tín dị đoan, vô trách nhiệm. Chính mình phải tận dụng nguyên lý của Trời Đất tự khai sáng tâm tư của chính mình. Đó là cơ hội cuối cùng trong kiếp sống của kỳ ba này. Chỉ có thực hành chứ không áp dụng lý thuyết của bất cứ ai. Mọi người đều có một cuộc sống khác nhau và một cuộc ra đi tùy định luật nhân quả mà tiến. Hiểu được nguyên lý này, bình tâm tu học, giữ vững tinh thần không bao giờ thay đổi thì sẽ được vinh quang ở tương lai.
Thầy có bao nhiêu lời thỏ thẻ cùng con, mong con tự thức và thực hành, trí ý phân minh. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
321. Ngày 28-05-2000. Người viết: NMN
322. Ngày 08-04-2000. Người viết: VC
323. Ngày 10-05-2001. Người viết: TN
324. Ngày 25-03-2000. Người viết: VT
325. Ngày 24-09-2000. Người viết: LKH
326. Ngày 02-04-2001. Người viết: CBU
327. Ngày 22-09-2000. Người viết: TH
328. Người viết: NAT
329. Người viết: TH
330. Ngày 20-09-2000. Người viết: CTN
331. Ngày 16-02-2001. Người viết: MLMN
332. Ngày 17-04-2001. Người viết: PKA
333. Ngày 06-12-1993. Người viết: TBN
334. Ngày 23-10-1993. Người viết: MVT
335. Ngày 23-03-1994. Người viết: LQT
336. Ngày 11-07-1994. Người viết: NT
337. Ngày 29-05-1994. Người viết: NTN
338. Ngày 07-07-1993. Người viết: PVD
339. Ngày 22-10-1993. Người viết: TS
340. Ngày 28-06-1994. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 13 14 15 16 [17] 18 19 20 21  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: