Thư đến: '... Nhất định chuyên tu, buông bỏ tất cả để quay vào trong, nhất là trong thời gian này sẽ thành đạt và toại nguyện'
H, ngày ...

Thầy kính mến,
Thưa con là H kính thăm Thầy và bà Tám luôn được bình an mạnh khỏe.
Hôm nay con vui nhận được thư của Thầy. Lúc nào Thầy cũng luôn nhớ và chăm sóc anh em bạn đạo chúng con, cùng chia sẻ nỗi đau khổ của người đời lúc cơ thể suy nhược yếu đau. Tấm lòng của Thầy là cái gương sáng để các con học hỏi đời đời. Tuy Thầy ở xa chúng con nhưng mỗi tờ thư của Thầy bay về VN, đến với chúng con khiến chúng con vững tin rằng điển quang của Thầy nhất định bao trùm tất cả những ai chịu tu và năng hành thì sẽ không bao giờ xa Thầy.
Con vừa đọc thư Thầy xong, nhắm mắt lại định thần, con đã nhận được điển quang của Thầy đến với con một cách êm dịu vui tươi. Con sung sướng lắm. Anh em chúng con rất vui vẻ trong việc tu sửa và học hỏi hằng ngày, cùng tu cùng tiến và nâng đỡ nhau trên bước đường tu học. Thầy là kim chỉ nam hướng dẫn chúng con cùng tiến vào thiên quốc, một nơi thanh nhẹ và an lạc. Con đang soạn tờ năm 2001 của Đức Ông Tư để các bạn ý thức được sự việc sắp tới mà vững lòng tu để có mặt trong kỳ thượng ngươn sắp đến.
Riêng H vô cùng cảm ơn Thầy đã hỗ trợ cho con có việc tốt đẹp. Cứu Khổ Ban Vui là phần tài lộc của Thầy đã hy sinh cho anh em chúng con và một số bệnh nhân; Thầy đã giúp con thật nhiều. Đúng với câu: “Phước Huệ song tu” như Phật giáo thường nói.
Thưa Thầy! Người hướng về đạo nếu có đủ bốn điều như là: Pháp, Tài, Lữ, Địa, và nhất định chuyên tu, buông bỏ tất cả để quay vào trong, nhất là trong thời gian này sẽ thành đạt và toại nguyện.
Chúng con may mắn và có duyên với Thầy nên lúc nào cũng nhớ tu sửa để được thăng hoa, không phụ lòng Thầy đã hết lòng vì chúng con mà giảng dạy, mặc dù tuổi của Thầy đã già nua, sức khỏe có bao nhiêu Thầy cũng vui vẻ cống hiến. Mỗi lần con xem phim thuyết pháp của Thầy, nhìn Thầy từ từ tiến về khán đài, con mừng được thấy Thầy và rơi nước mắt.
Con nhìn Thầy rất dễ kính, càng nhìn điển quang càng tỏa rộng ra, thật vui sướng biết bao. Con mừng và hãnh diện vì Thầy, một người đã đạt tới tâm quân bình, trí tuệ sáng suốt, thanh cao, rất xứng đáng được kính trọng với sự trọn vẹn trong lòng của chúng con.
Con được chị TA ở BD cho biết là cô BH bây giờ đã cất được nhà gần cổng vào “TVTC” ở LT. Các bạn đạo giúp đỡ cho BH được toại nguyện, được gần thiền viện và một số cô giáo cũng mua đất cất nhà gần đó. Như vậy con yên tâm rồi và mừng cho cô BH yên nơi yên chỗ để tu. Con đang cất cho hai bạn đạo một cái nhà nhỏ để sống và tu. Nhà hai bạn ấy thật sự không sửa nổi, phải thay cây mới vì nó đã siêu vẹo, xuống cấp quá đổi, mái lá dột nát; Hai bạn đạo ấy rất cần được sự giúp đỡ đó Thầy; Và người mà hai bạn đạo ấy thọ ơn là Thầy đó nghen. H cũng chỉ thay Thầy giúp hai bạn ấy có sự an ổn để tiến tu, xin Thầy hoan hỷ. Con xin cảm ơn Thầy.
Con kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và may mắn.
 
Thư đi:
LV, ngày ...

TH,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày ..., được biết con đã phát triển được hạnh đức giúp người trong cơn hoạn nạn và thiếu thốn. Chỉ có tâm thì mọi việc sẽ xong. Người chơn tu chỉ mong được tự cứu và cứu người, tạo hạnh đức dâng Trời Phật. Phước Huệ song tu, niềm tin không thay đổi, trí sáng tâm minh cũng nhờ hạnh đức, niềm tin xây dựng sự tiến hóa của tâm linh, chiều hướng phát triển vô cùng, tự cảm thức từ bi là chánh, thực hành những điều cần thiết và không thực hiện những điều không cần thiết, tâm thức thanh nhẹ thì bộ đầu mới phát triển, điển giới mới đạt thông, an vui trong thanh tịnh. Đời là tạm, nghiệp lực cưu mang, phần hồn vất vưởng trong vọng động.
Trời ban ơn và chứng tâm cho những phần hồn tự ăn năn sám hối. Con rơi lụy trước sự đau khổ, rồi đây thức hòa đồng bắt đầu mở, khi con hiểu họ là mình thì mới chịu tu, sửa tiến nhanh hơn người thường, dấn thân độ đời thì mới thấy được sự dũng mãnh của tâm linh, thực hành chứ không mượn lời mà không hành. Ngoại cảnh động thì mới thấy rõ thiên cơ đang giáo dục con người, tự dứt sẽ đóng góp những gì con cần giúp đỡ người hoạn nạn!
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
321. Ngày 28-05-2000. Người viết: NMN
322. Ngày 08-04-2000. Người viết: VC
323. Ngày 10-05-2001. Người viết: TN
324. Ngày 25-03-2000. Người viết: VT
325. Ngày 24-09-2000. Người viết: LKH
326. Ngày 02-04-2001. Người viết: CBU
327. Ngày 22-09-2000. Người viết: TH
328. Người viết: NAT
329. Người viết: TH
330. Ngày 20-09-2000. Người viết: CTN
331. Ngày 16-02-2001. Người viết: MLMN
332. Ngày 17-04-2001. Người viết: PKA
333. Ngày 06-12-1993. Người viết: TBN
334. Ngày 23-10-1993. Người viết: MVT
335. Ngày 23-03-1994. Người viết: LQT
336. Ngày 11-07-1994. Người viết: NT
337. Ngày 29-05-1994. Người viết: NTN
338. Ngày 07-07-1993. Người viết: PVD
339. Ngày 22-10-1993. Người viết: TS
340. Ngày 28-06-1994. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 13 14 15 16 [17] 18 19 20 21  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: