Thư đến: '... mỗi khi công phu hay niệm Phật thì điển rút bộ đầu rất nhiều, kèm theo là dọc xương sống con bị nhột trong tủy'
S B ngày 25/4/1994

Thầy kính thương,
Con là N V T sanh ngày 9/3/1958, chiều cao 1m65, cân nặng 62 kg, cận thị 7.5 điốp; Con công phu từ 1975 cho tới nay. Con xin kể sơ lược quá trình công phu của con từ năm 1975 cho tới nay.
Con tập thiền và làm đúng theo lời dạy của Thầy ở quyển TTĐ của dượng Hồ Văn Em biên soạn.
Con xuất vía khoảng 30 lần (xuất có khi bên ngoài, có khi bên trong cơ thể).
Con niệm Phật điển rút bộ đầu, hạt điển quang từ chân mày sáng chiếu (có khi con nhắm mắt, mở mắt cũng thấy).
Năm 1977-1978 con được một hạnh duyên lớn là được tiếp xúc với Thầy và được Thầy chỉ dạy thường xuyên những điều quý giá về Phật Pháp, nhưng lúc đó tâm trí con chưa được mở nhiều, có những cái Thầy khen con mà cũng có chê nữa. Con chỉ cố nhớ những lời dạy quý giá mà Thầy đã truyền đạt cho con.
Ngày nay khi nghe tin Thầy độ pháp khắp 5 châu, con rất vui mừng và mạn phép hỏi Thầy một câu: "Thầy có cảm thấy mệt mỏi trong sự nghiệp hoằng pháp cứu độ chúng sinh chăng? Nhất là những đứa con chậm tiến".
Thưa Thầy! Phần quý giá nhất mà con có là phần thanh điển; Con đã và đang gặt hái được một sức khỏe tốt, tánh tình con sửa đổi nhiều và phát triển tâm linh.
Những lời Thầy dạy năm xưa giờ đây con tỏ ngộ và con mang ơn Thầy vô cùng. Bây giờ con mới thấy điển quang Phật Pháp cao siêu mà con thì còn bỡ ngỡ, non nớt.
Cái chướng ngại mà con đang gặp là mỗi khi công phu hay niệm Phật thì điển rút bộ đầu rất nhiều, kèm theo là dọc xương sống con bị nhột trong tủy, khi con ngồi kiết già thì điển vẫn rút bộ đầu, nhưng chỉ bớt nhột lưng mà không có hết, hiện tượng này cứ tái đi tái lại, con không vượt qua được, làm sao cho điển rút bộ đầu mà không nhột trong tủy, thưa Thầy! Nhờ Thầy chỉ rõ để con luyện tập, vượt qua chướng ngại này.
Con dừng bút, con cầu mong Thầy có nhiều sức khỏe sống lâu để cứu độ chúng sinh, làm tròn những hạnh nguyện của Thầy: "Bồ Tát giáng trần cứu độ chúng sinh".
Con kính chúc Thầy thân tâm an lạc, các đạo hữu tinh tấn công phu gặt hái được nhiều thành tựu trên cuộc hành trình "Đời Đạo Song Tu".

Thưa Thầy:
"Mùi đạo lăn lóc khổ đau
Mùi đạo thanh thoát càng nồng, càng say
Thầy thương chỉ dạy tỏ tường
Lý chơn hiển lộ con Thầy không hai"

Con,
N V T

TB: Thầy hồi âm thư này về địa chỉ...
Chúng con cảm ơn Thầy rất nhiều.
 
Thư đi:
Atlantic, ngày 28/11/94

T con,
Thầy nhận được thư con đề ngày 25/4/94, được biết con vẫn khỏe mạnh và hướng về tâm linh mà tu tiến. Đó là hạnh phúc nhất trên đời này. Tự dẹp bỏ phiền não sái quấy, thực hành pháp môn giải nghiệp tâm. Khi thiền cảm thấy nhột lưng, đó là sự chuyển chạy của bộ ruột phía sau lưng. Con nên chú ý về thực phẩm, cần ăn rau tươi nhiều hơn và ăn gạo lức hay hột kê. Mỗi buổi sáng phải uống một ly nước chanh, làm Pháp Luân Thường Chuyển đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu để giải độc tố của thực phẩm qua hơi thở bộ ruột đem ra ngoài thì con sẽ thấy nhẹ. Cần điển phát quang nơi bộ đầu thì phải trường chay diệt dục, không nên ăn mặn quá; Không ăn đường trắng. Nên ăn đường tán tốt hơn. Không nên ăn chay với tương chao vì tương chao là đồ cũ có thể tạo vi khuẩn men trong bộ ruột, không tốt. Uống nước phải trong sạch. Chúng ta có cơ tạng vi diệu của Trời Đất ân ban, chúng ta phải hiểu việc làm của bộ ruột, chỉ bóp chất nhờn của thực phẩm. Nếu thực phẩm tinh khiết thì sự vận hành máu huyết, điện năng trong cơ thể thay vì tắt nghẽn. Xưa kia, Thầy tu tại VN, chỉ ăn cơm với muối hay cà chua trong lúc thiếu phương tiện. Hiện nay các con đầy đủ phương tiện bổ ích hơn, nên ăn chất rau xanh nhiều và gạo lức có chất cám bổ ích cho cơ tạng thì sẽ được khỏe mạnh hơn. Đậu hủ ăn nhiều có thể sanh bệnh nhức mỏi. Đậu hủ có thể thế thịt. Thịt luôn luôn có uric acid, tạo sự nhức mỏi cho bắp thịt, lâu lâu con có thể dùng cá vì cá có chất đạm của thú, giúp cơ tạng khỏe mạnh. Không nên ăn thịt vì thịt rất dễ tạo độc tố. Có thể ăn trái cây trước buổi ăn để tránh tạo hơi trong ruột.
Người tu có điển quang nên trường chay diệt dục thì cơ thể mới được an khương tu tiến. Con cố gắng làm Pháp Luân Thường Chuyển liên tục trong sáu hơi. Đêm đêm làm điều đặn thì trí tâm của con mới được nhẹ nhàng. Cứ tiếp tục như vậy. Không nên ước mong một việc gì ngoài khả năng tu tiến của chính mình. Còn về việc đời thì phải tận tình phục vụ bất cứ việc gì ta có thể giúp được và hướng thiện thì ta cứ việc làm. Thầy đã bỏ công tu luyện nhiều năm hòa hợp với ánh sáng Đại Bi, hưởng chánh khí của Trời Đất thì Thầy luôn luôn hoan hỷ những người chậm trễ như Thầy trước kia. Không có gì mệt mỏi cả. Cần quyết tâm hành pháp nhiên hậu mới ban pháp cho người khác. Chúc con vui khỏe và hướng tâm về thanh tịnh mà tu.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
321. Ngày 28-05-2000. Người viết: NMN
322. Ngày 08-04-2000. Người viết: VC
323. Ngày 10-05-2001. Người viết: TN
324. Ngày 25-03-2000. Người viết: VT
325. Ngày 24-09-2000. Người viết: LKH
326. Ngày 02-04-2001. Người viết: CBU
327. Ngày 22-09-2000. Người viết: TH
328. Người viết: NAT
329. Người viết: TH
330. Ngày 20-09-2000. Người viết: CTN
331. Ngày 16-02-2001. Người viết: MLMN
332. Ngày 17-04-2001. Người viết: PKA
333. Ngày 06-12-1993. Người viết: TBN
334. Ngày 23-10-1993. Người viết: MVT
335. Ngày 23-03-1994. Người viết: LQT
336. Ngày 11-07-1994. Người viết: NT
337. Ngày 29-05-1994. Người viết: NTN
338. Ngày 07-07-1993. Người viết: PVD
339. Ngày 22-10-1993. Người viết: TS
340. Ngày 28-06-1994. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 13 14 15 16 [17] 18 19 20 21  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: