Thư đến: '... Có nhiều điều trong quá trình công phu con và các huynh đệ thắc mắc'
Q N Đ N , ngày 26 tháng 11 năm 1992

Kính gởi Đức Thầy!
Nhân có người quen từ Canada về nước con có vài dòng kính thăm Thầy.
Lời đầu tiên con xin thầm lạy Đức Thầy ba lạy để tạ ơn Đức Thầy đã phổ truyền Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp trên toàn thế giới, mà con là một trong những chúng sinh có duyên may gặp được.
Mặc dù chưa có duyên gặp được Đức Thầy bằng da bằng thịt nhưng con đã được dạy dỗ rất nhiều qua các tài liệu và băng cassette của Thầy từ nước ngoài gởi về. Con cảm thấy sung sướng và hạnh phúc.
Hiện nay con đã có vợ ở với người bố. Cả ba người đều trường chay và tập theo PLVVKHHBPP. Nơi con ở là xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Con là giáo viên của trường cấp 1 Hoàng Hoa Thám, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, QNĐN.
Mặc dù ở xa xứ đạo, xa miền Nam VN nhưng ở địa phương con cũng có các huynh đệ tu tập theo PLVVKHHBPP khoảng 30 người. Có nhiều điều trong quá trình công phu con và các huynh đệ thắc mắc. Hôm nay con viết thư này không ngoài mục đích hỏi Thầy vài điều như sau:
1) Có một bạn đạo công phu ban đêm lúc nào cũng bị ngủ gục - Ban ngày thì công phu tốt hơn (nhưng bận việc). Xin Thầy cho biết tại sao bị ngủ gục và làm cách nào để công phu ban đêm không bị ngủ gục?
2) Khi niệm lục tự Di Đà, con có thể vừa niệm vừa nhớ rõ 6 chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" được không? Hay niệm không không, không nhớ gì hết ở Hà Đào Thành? Cách nào tốt nhất?
3) Có một bạn đạo nhà ở ngay trong nhà thờ Tộc Họ, như vậy việc tu tập có gì trở ngại không? Hay phải làm nhà riêng xa nhà thờ đó?
4) Có vài bạn đạo được bà Bảy cho biết (bà chỉ nói rằng) bạn đạo khác có phần âm tá vào hay theo họ. Xin Thầy chỉ giáo cho, làm cách nào để phần âm đó ra khỏi họ? Nghe nói trong Nam Bộ có thuốc xông, mua xông có được không?
5) Có 1 bạn đạo nữ khoảng 35 tuổi, chỉ tập có hai pháp Soi Hồn và Pháp Luân Chiếu Minh, một thời gian thấy giữa ấn đường xoay tròn (xoay xoáy). Thở xong ngủ thấy bay đi đây, đi đó, nhiều cảnh đẹp. Nhưng vài hôm sau trở bệnh mệt mỏi không tập nữa . Tập thì rất khó khăn, không hiểu thế nào? (Nhà bạn đạo này là nơi thờ Tộc Họ). Xin Thầy cho biết lý do gì? Có nên nghỉ tập không?
6) Một bạn đạo khác có gia đình tu theo Cao Đài Giáo - thấy con ăn chay và tập theo phương pháp này, gia đình sợ người con bị này bị nọ - đánh mắng không cho tập; Người con vẫn quyết chí tập nhưng không được. Có phải vì nghiệp lực của người bạn đạo này không? Hay vì sao? Xin Thầy chỉ giáo cho cách gì để bạn đạo này không gặp khó khăn của gia đình?
Vài câu hỏi góp nhặt của các bạn đạo để hỏi Đức Thầy. Xin Đức Thầy chỉ dạy cho chúng con. Con rất mong sự chỉ dạy của Đức Thầy. Con xin dừng bút. Cảm tạ Đức Thầy.

Con,
T H
 
Thư đi:
Hongkong, ngày 8/9/93

T H,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 26/11/92, được biết con đang mưu tầm tu tiến. Tu theo PLVVKHHBPP hoàn toàn văn minh - đó là khoa học khai triển tâm thức chứ không mê tín dị đoan. Mỗi mỗi phải ý thức rõ rệt từ việc làm, lời nói, ăn uống và suy tư; Tất cả phù hợp với sự tiến triển tùy theo tâm thức của mỗi hành giả nằm trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Cần nhịn nhục để thăng hoa, sáng suốt và quán thông mọi sự việc của chính mình và thực hành đứng đắn theo phương pháp của người đi trước đã đề ra.
1) Có bạn đạo thiền ban đêm bị buồn ngủ là người làm Pháp Luân Thường Chuyển chưa đúng mức, dưỡng khí cung ứng cho ngũ tạng không đầy đủ nên cảm thấy thần kinh không ổn định vì sự chấn động của điện năng của bộ óc không phù hợp với với điện năng của càn khôn vũ trụ. Máu thấp cũng có thể làm cho mình buồn ngủ. Vậy người đó cần làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều hơn thì mới tỉnh ngủ. Pháp Soi Hồn cũng vậy; Làm nhiều lần trong ngày càng tốt thì khớp xương bộ đầu sẽ mở và dễ tiếp xúc với thanh quang, lúc đó trong mê có tỉnh, không có bị buồn ngủ như người thường, rất tỉnh táo và nhận được điển trên bộ đầu xuất phát rất rõ rệt.
2) Ban đầu con niệm Nam Mô A Di Đà Phật, phải nhớ các dung điểm luân xa phát triển. Khi niệm lâu rồi thì luồng điển trụ ngay trung tim bộ đầu tập trung rồi thì sẽ không còn nhớ sáu điểm nữa. Hằng ngày chỉ ghi nhớ Nam Mô A Di Đà Phật trên trung tâm bộ đầu thì khối óc sẽ thanh nhẹ và biết đạo nhiều hơn. Phải cố gắng thực hành tự đạt, không còn nhờ đỡ tha lực, chính mình tiến triển tới đâu sẽ hiểu tới đó thì mới phù hợp với PLVVKHHBPP, càng ngày chỉ càng mở rộng tâm từ bi, không còn mê chấp nữa.
3) Tâm thức phát triển thanh nhẹ hướng thượng thì bất cứ nơi nào cũng được, hướng thượng phát triển, tự tầm nguyên lý thì sẽ không bị đụng chạm bởi một ai cả, cần sửa tâm chứ không cần đổi nhà. Nhà thờ là nơi đóng góp của nhiều khối óc hướng thượng, quý Chúa, thương dân, tạo nên nhà thờ. Người tu pháp lý Vô Vi không được chê bất cứ một tôn giáo nào, chỉ có thực hành đến đích theo chiều hướng phát triển của phương pháp đã đề ra mà thôi.
4) Nói về phần âm thì phải hiểu rõ nguyên lý của phần âm tức là trược. Trược mới hút trược; Cũng vì tâm thức của hành giả chưa hiểu rõ rệt phương pháp thực hành hiện tại của chính mình là khử trược lưu thanh. Chỉ có thực hành để tiến chứ không có ỷ lại nơi ông lên bà xuống. Trí óc ỷ lại tức là trược thì sẽ rước trược vào tâm, lúc đó trược sẽ xâm chiếm toàn thân, nói chơn lý mà không hiểu chơn lý, tức là người mất trật tự vậy. Muốn giải trược thì phải hành đúng phương pháp Soi Hồn, Pháp Luân đầy đủ, cộng với sự ăn uống có trật tự, tức là cơm với rau đậu trong 4 tiếng đồng hồ sẽ được tiêu hóa rõ rệt; Ngược lại ăn uống mất trật tự như cơm, rau, cá thịt nhiều thứ một lúc sẽ thành chậm tiêu, mất trật tự. Khi mất trật tự, luồng điển của thân xác bị loạn xạ, có thể liên hệ với ma quỷ tức là phần âm. Miệng nói hướng thượng nhưng mà tâm bị nặng trược không thể hướng thượng được. Người tu đứng đắn không cần phải ăn nhiều nhưng cần thiền nhiều mới đắc đạo.
5) Những hiện tượng kể trên cũng đều do sự ăn uống mất trật tự. Nếu ở hải ngoại này thì chỉ cần dự một khóa thanh lọc là yên. Óc tưởng tượng quá nhiều nên lúc hành luồng điển xuất phát không có đứng đắn, có thể xuất hiện nhiều hình ảnh khác nhau và rốt cuộc cơ thể không được yên. Nên lưu ý chuyện ăn uống như bên trên đã dẫn dắt và từ từ thiền lại sẽ có kết quả tốt.
6) Tu là gom góp một ý lực giải thoát tới thanh nhẹ. Cao Đài là luôn nung nấu tâm thức thiển lành, hướng về cõi thanh nhẹ của Trời Phật mà tu thì chẳng có gì trở ngại. Gia đình cản trở cũng là nghiệp lực của thế gian mà thôi, tâm thức hướng thượng tiến hóa đến vô cùng thì sẽ được giải quyết tốt đẹp ở tương lai. Bông sen mọc lên giữa bùn lầy nhưng vẫn tiến đến nơi thanh cao tốt đẹp Mỗi mỗi đều do tâm người tu chứ không phải gia đình mà thành đạo. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
321. Ngày 28-05-2000. Người viết: NMN
322. Ngày 08-04-2000. Người viết: VC
323. Ngày 10-05-2001. Người viết: TN
324. Ngày 25-03-2000. Người viết: VT
325. Ngày 24-09-2000. Người viết: LKH
326. Ngày 02-04-2001. Người viết: CBU
327. Ngày 22-09-2000. Người viết: TH
328. Người viết: NAT
329. Người viết: TH
330. Ngày 20-09-2000. Người viết: CTN
331. Ngày 16-02-2001. Người viết: MLMN
332. Ngày 17-04-2001. Người viết: PKA
333. Ngày 06-12-1993. Người viết: TBN
334. Ngày 23-10-1993. Người viết: MVT
335. Ngày 23-03-1994. Người viết: LQT
336. Ngày 11-07-1994. Người viết: NT
337. Ngày 29-05-1994. Người viết: NTN
338. Ngày 07-07-1993. Người viết: PVD
339. Ngày 22-10-1993. Người viết: TS
340. Ngày 28-06-1994. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 13 14 15 16 [17] 18 19 20 21  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: