Thư đến: '... Ba ơi, có nhiều lúc đi đến kiệt cùng thì Ba Phật lại giúp cho...'
TP HCM, ngày 1/12/81

Kính gởi Ba Má,
Con kính thăm Ba Má được mạnh. Thưa ba! Con đã nhận được thư Ba gởi ngày 19/6/81, vào ngày 20/11 con mới nhận được. Con mừng Ba Má lúc nào cũng đặng an vui.
Trong chuyến du hành của Ba, nghe Ba kể lại, con thấy ở nơi đâu cũng có người thức giác hướng về đạo đức quá hả Ba? Ba của con hẳn vui sướng trong tình thương tâm đạo của những đứa con ở khắp nơi, khắp mọi nơi xa gần. Ðọc thư của Ba, con thấy vui trong niềm vui đó. Thưa Ba! Lúc này con được về thành phố làm rồi, chiều về lo cơm nước cho bác B. Em H đã lấy chồng, hiện giờ chỉ còn thằng Q ở nhà với bác. Ba ơ! Lúc con nghe bác nói: "Sao giờ này gia đình lại tan nát như thế này? Sao bác cảm thấy đau khổ quá". Nên con đã về để lo săn sóc cho bác, để hầu người có sự an ủi mà tạm sống an vui qua ngày để lo tu. Bác định sang năm bác sẽ về gần với Ba đó. Con nghe bác nói, không biết Ba có rõ hoàn cảnh hiện giờ sự sống của bác không, mà sao không nghe Ba hỏi thăm đến gì cả?
Thưa Ba! Vừa qua con có nhận được số Âu dược của bà H và ông L gởi về. Ba ơi! Mỗi lần nhận được đồ Ba cho hay của những người đạo hữu khác, con mừng muốn khóc vậy. Trời Phật đã cho những món quà đó để tạm sống qua ngày. Ba ơi! Có nhiều lúc đi đến kiệt cùng thì Ba Phật lại giúp cho.
Thưa Ba! Nay Ba đã về Canada chưa? Ngày sinh nhựt của Ba cũng sắp tới rồi, con gởi ít phồng tôm cho Ba Má và em Tuyết dùng. Quà của quê hương đó Ba nhỉ và con xin Ba những phần thuốc con có kèm theo toa của bác sĩ đây. Ở VN rất cần những thứ thuốc ấy. Khi có thuốc, Ba gởi về cho con xin lại toa bác sĩ và hóa đơn thuốc, để con lãnh hàng cho hợp lệ. Thuốc đó ở bên này mắc lắm. Con lấy tên một người cho hợp lệ với toa thuốc, chứ thật ra trong nhà con không có ai bị bệnh, vẫn bình an, Ba của con an tâm. Con kính Ba Má, gia đình vui mạnh. Vài hàng thăm Ba Má.

Con của Ba Má,
Kính bái,
LVN
 
Thư đi:
Hong Kong, ngày 24/2/82

VN con,
Ba đã nhận được thư của con do chị TN chuyển từ Canada đến. Ðược biết con đã trở về làm việc tại thành phố.
Tình cảnh của bác B thì lúc nào cũng khổ cả. Phải học khổ để sửa tánh. Còn tánh rộng rãi lạc quan thì khỏi sửa. Bác B lúc nào cũng sợ nghèo và sợ khổ, cho nên luôn luôn tự cảm thấy mình khổ. Khổ với con cái, khổ với nhà cửa, khổ với tiền bạc. Lo cho tương lai nhưng chưa rõ được tương lai là cái gì. Cho nên vẫn thấy khổ. Bệnh do tánh sanh là vậy. Ðó cũng là một cái bệnh nan y.
Ngược lại, Ba đã sống với tình thương và lúc nào cũng phát triển tình thương, lúc nào cũng nghĩ đến sự vô cùng của tâm linh, chứ không bao giờ giới hạn. Ba không có tom góp tiền của và tạo sự lo âu eo hẹp vì Ba đã cảm thấy được là con người rất là hạnh phúc, được cơ hội tiến hóa nhẹ hơn muôn loài vạn vật, được hưởng hơi thở thiên nhiên của Thượng Ðế, hít vô và thở ra. Thanh khí điển ấy đã ân ban cho mỗi tâm linh được đồng hưởng trong sự công bằng của Ngài đã sắp đặt. Người đời sống trong sự mê và chấp, cho nên đã quên sự công bằng cao quý của Thượng Ðế đã ân ban. Phản cha chống mẹ cũng vì sự mê lầm mà thôi. Trời Phật luôn luôn chứng tâm cho mọi người, nếu người ý thức được nghiệp là khổ. Khổ cũng do mình tạo thì mình tự giải mà thôi. Rốt cuộc rồi cũng phải ra đi với hai bàn tay không. Biết trước mà không chịu thức tâm thì sẽ khổ đời đời.
Lúc nào Ba cũng không có tiền nhưng lúc nào Ba cũng vui, vì Ba đã biết thương yêu mọi người, thay vì ghét mọi người. Tất cả đã và đang tiến hóa tùy theo trình độ của nó. Không còn quyền giận hờn nhưng chỉ có quyền thương yêu và xây dựng mà thôi. Khi con đi đến giai đoạn này thì con mới thấu đáo được tình thương của Ðấng Cha lành đối với muôn loài vạn vật. Khi con cảm thấy khổ và chưa quán thông được nguyên lý của sự khổ, thì lúc nào cũng sống trong ngục tù tối tăm. Sau sự đau khổ vô cùng thì nó mới trở lại hạnh phúc của nội tâm. Quan Âm đã khổ biết bao nhiêu nhưng Ngài vẫn hưởng được sự sung sướng kính mến bấy nhiêu.
Luật quân bình rõ rệt nhưng mấy ai đã tự cảm minh. Biết tu và lo tu thì sẽ thấy rõ hơn. Không chịu tu thì kể như mù. Bác B không chịu xuống thăm ông E, làm sao được nghe chân lý hằng tuần của Ba đã phân giải khắp năm châu. Những món quà các nơi đã gởi về cho các con là do sự thức tâm của mọi người, tự biết được tình thương và đạo đức là khí giới sắc bén nhất của Thượng Ðế. Vừa giúp được người và xây dựng được tâm thức cho chính mình. Khi biết được thì chẳng có ai khờ dại mà từ chối con đường tình thương vô tận ấy. Ở đời này, con được sống với mọi người mà con biết thương yêu họ thì những người ấy sẽ đối xử với con ra sao? Có phải hàng rào tình thương là cao quý không? Giữ lấy nó và xây dựng nó thì nó sẽ là Thiên Ðàng. Ngược lại nó là Ðịa Ngục đó con. Người tu không nên để tâm thù ghét một ai cả.
Năm nay Ba đã bước vào tuổi 60, nhưng vẫn chịu cực khổ ngày đêm từ hành động cho đến tư tưởng, chỉ biết xây dựng cho mọi người để học hỏi thêm. Càng học lại càng thích học hơn. Mới thấy rõ ý chí của loài người là vô cùng tận. Hồn là chủ xác chớ xác không phải là chủ của Hồn. Sự điều hành tương quan của bánh xe tiến hóa nhân sinh hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ thật là huyền vi và kỳ diệu. Rốt cuộc rồi mọi người cũng phải tự thức và ôm lấy sự thanh tịnh và sáng suốt để ra đi. Nên vui để cảm hóa mọi năng khiếu sẵn có hơn là buồn để tạo lấy sự cô đơn. Ba sẽ mua thuốc và gởi về cho con sau khi Ba trở về Manila.
Chúc con vui tiến.

Ba của con,
LSH
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
681. Ngày 18-02-1998. Người viết: ÐVH
682. Ngày 07-02-1998. Người viết: NTS
683. Ngày 27-10-1997. Người viết: LTB
684. Ngày 23-09-1997. Người viết: NTBV
685. Tháng 12-1997. Người viết: TB
686. Ngày 18-12-1997. Người viết: LVD
687. Ngày 01-02-1998. Người viết: NTÐ
688. Ngày 18-02-1998. Người viết: NVT
689. Ngày 14-01-1998. Người viết: TM & NTKH
690. Ngày 01-02-1998. Người viết: TVT & TTL
691. Ngày 24-12-1996. Người viết: NVT
692. Ngày 26-09-1990. Người viết: ND
693. Ngày 06-03-1990. Người viết: PTPL
694. Ngày 14-03-1990. Người viết: NTT
695. Ngày 03-05-1990. Người viết: NTH
696. Ngày 16-06-1981. Người viết: CVL
697. Ngày 19-01-1990. Người viết: PTT
698. Ngày 03-07-1990. Người viết: TP
699. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTN
700. Ngày 14-06-1981. Người viết: LĐ
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 34 [35] 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: