Thư đến: '... Ngày xưa con cũng có ngồi thiền, nhưng sức khỏe của con quá yếu lại thêm kẹt bài học tình cảm đôi lứa, nên cuối cùng con đành phải bỏ cuộc...'
VN, ngày 3/8/2001

Kính thưa Thầy,
Hôm nay con cảm thấy trong lòng mệt mỏi và buồn khổ quá nên con viết lá thư này gửi đến Thầy với sự hy vọng con sẽ thanh thản hơn phần nào.
Con sinh ra trong một gia đình nghèo, không có sức khỏe như người đời. Gia đình con, anh chị em của con đều theo đường đi của Thầy. Ngày xưa con cũng có ngồi thiền, nhưng sức khỏe của con quá yếu lại thêm kẹt bài học tình cảm đôi lứa, nên cuối cùng con đành phải bỏ cuộc. Tuy vậy con vẫn luôn luôn hướng về Thầy với sự tôn kính nhất.
Thầy ơi! Tại sao con sinh ra với một thân xác yếu đuối và bệnh hoạn như thế này? Con buồn lắm. Con đi làm lao động tay chân, con không được khỏe nên người ta hay ghét và khinh khi con, nhưng vì miếng ăn, con phải chấp nhận nhịn nhục. Lời nói của Thầy trong băng: ”Phải biết nhịn nhục, tha thứ và thương yêu”, con luôn ghi nhớ và làm theo. Nhưng tại sao càng nhịn nhục thì người ta càng coi thường vì người ta cho rằng mình ngu khờ. Nhưng đanh đá và ma lanh thì điều con không thể làm được.
Còn chuyện tình cảm của con còn buồn hơn. Con sống vốn thiếu thốn tình cảm gia đình, phải tự một mình xa quê đi tìm cái ăn. Do đó khi con yêu người con trai nào là con yêu hết lòng, vậy mà người ta luôn luôn đối xử với con thật tệ. Dầu biết: “Thế gian đâu có chơn tình”, nhưng sao con cứ hy vọng để rồi thất vọng. Thầy ơi! Hãy cho con sức mạnh để con có thể tự đứng lên một mình mà không cần tình cảm của ai hết.
Nhiều khi con muốn mình biến mất khỏi thế gian, nhưng nghĩ lại Thượng Đế đã ban cho mình sự sống thì phải yêu quý và thận trọng. Con bây giờ đang đứng giữa hai con đường: Sức khỏe và sự sống. Con đang bị chứng bệnh viêm gan B, thời kỳ nặng, nên sức khỏe của con như cọng bún. Con muốn nghỉ làm một thời gian ngắn để dưỡng và trị bệnh của con. Con thấy con đi làm từ sáng đến tối mà không đủ ăn. Tối về mệt rã người mà còn phải lo nấu cơm. Bản thân con thì con có thể ăn tạm qua ngày được, nhưng con thấy tội nghiệp chị của con. Chỉ cũng yếu sức khỏe. Tối chỉ đi dạy, còn ban ngày chỉ cứ tu suốt (Thầy là tất cả sự sống đối với chỉ). Nhiều khi mệt quá, thấy chỉ cứ thiền mà không phụ con, vừa mệt vừa buồn. Nhưng nghĩ lại mình chưa tu nổi, nên giúp chỉ tốt đường tu cũng là một điều tốt.
Thầy ơi! Con yếu quá, không thể thức nổi đến 24 giờ, mà công việc không cho phép ngủ sớm. Con sợ đến ngày viêm gan nặng, mình không còn làm được nữa, không tiền chữa trị, con sẽ chết mất. Con không muốn chết sớm vì chết lạnh lẽo lắm. Nếu Thầy thấy con chưa xứng đáng thì Thầy hãy dành chút ít thời gian để cho con vài lời khuyên, hãy giữ cho con sức mạnh để con được đi con đường đứng đắn của Thầy. Con cảm ơn Thầy!
Con chúc Thầy mạnh khỏe sống hoài bởi vì cuộc đời này nhiều người hiền cần có Thầy dìu dắt. Nếu có kiếp sau, con muốn làm người mạnh khỏe!

Kính thư,
Con,
TTTL
 
Thư đi:
A C, ngày 27/9/2001

TL,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 3/8/2001, được biết con bị kiệt sức rất khó tu. Con là người tu Vô Vi, biết Trời, biết Đất, biết Đạo là sẽ bình an.
Mỗi mỗi là do nguyên khí của càn khôn vũ trụ hỗ trợ và xây dựng cho nhơn sinh. Con muốn có sức khỏe thì phải hướng tâm về Trời Phật. Cần niệm Phật liên tục để khai mở đại trí thì mới giải tỏa được sự phiền muộn sái quấy của nội tâm, thì mọi việc sẽ được bình an. Con cần lạy kiếng Vô Vi hằng ngày thì mới dẹp được bản chất tự ái của con. Tình cảm là tạm bợ và gây nghiệp cho nội tâm. Con cần thực hành 10 điều tâm niệm của Thầy đã viết như sau:
1) Nhịn nhục và cần mẫn
2) Dứt khoát thất tình lục dục
3) Tha thứ và thương yêu
4) Nuôi dưỡng tinh thần phục vụ tối đa
5) Bố thí và vị tha
6) Đối đãi thật tâm và lễ độ
7) Sống tạm để cứu đời không phải để hưởng thụ
8) Giữ tâm thanh tịnh trong mọi trường hợp xảy ra
9) Quên mình trì niệm lục tự Di Đà
10) Hòa tan trong khổ mưu cầu sớm thức tâm.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
321. Ngày 17-07-2000. Người viết: TĐT
322. Ngày 20-06-2000. Người viết: BNN
323. Ngày 12-09-2000. Người viết: HH
324. Ngày 28-05-2000. Người viết: NMN
325. Ngày 08-04-2000. Người viết: VC
326. Ngày 10-05-2001. Người viết: TN
327. Ngày 25-03-2000. Người viết: VT
328. Ngày 24-09-2000. Người viết: LKH
329. Ngày 02-04-2001. Người viết: CBU
330. Ngày 22-09-2000. Người viết: TH
331. Người viết: NAT
332. Người viết: TH
333. Ngày 20-09-2000. Người viết: CTN
334. Ngày 16-02-2001. Người viết: MLMN
335. Ngày 17-04-2001. Người viết: PKA
336. Ngày 06-12-1993. Người viết: TBN
337. Ngày 23-10-1993. Người viết: MVT
338. Ngày 23-03-1994. Người viết: LQT
339. Ngày 11-07-1994. Người viết: NT
340. Ngày 29-05-1994. Người viết: NTN
 
của tổng cộng 727 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 13 14 15 16 [17] 18 19 20 21  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: