Thư đến: '... Con với mẹ con thường hay không hợp tánh vậy con có nên cãi mẹ con không vì tánh con nghĩ gì thì nói vậy...'
TP HCM, ngày 19/07/2001

Con tên là TMĐ, con của ông TV, năm nay 20 tuổi. Con nghỉ học đã hai năm nhưng không có việc làm nào ổn định cả vì con rất tự ái và nóng tánh. Con đã học 2-3 nghề mà không được, làm cũng nhiều việc mà không có việc nào được cả. Con không biết có phải vì tánh tự ái của con mà làm cho con không được việc làm hay tại vì con chưa đến tuổi hành nghề. Con với mẹ con thường hay không hợp tánh vậy con có nên cãi mẹ con không vì tánh con nghĩ gì thì nói vậy, không biết vậy có nên không? Con thường hay bất ổn tinh thần, suy nghĩ bậy bạ, vậy có sao không ?
Nay ba xin được cho con việc làm, đi khoảng 7-8 cây số mà con không có phương tiện. Con rất muốn một chiếc xe để đi làm, rồi mới dành dụm tiền được để cho mẹ con được vui vì con không muốn người ta nói suốt ngày cứ đi cà nhỏng.
Con có nên niệm Phật để khỏi suy nghĩ lung tung. Nếu con có duyên với ông Tám thì xin ông hãy giúp con, chỉ cách cho con làm một người mà không ai chê con nữa. Con rất mong như vậy.
Thôi tới đây con xin dừng bút, chúc ông Tám khỏe mạnh và rất mong được thư ông Tám.

TMĐ
 
Thư đi:
Montréal, ngày 4/8/2001

MĐ,
Ông Tám vui nhận được thư con đề ngày 19/07/2001, được biết con còn tự ái, chưa bước vào lưới của xã hội. Duyên chưa đến, kết quả chưa thành, trí óc không yên, tâm chưa vững, nhìn xã hội như không phù hợp với con.
Vậy con cần tập niệm Phật bằng cách co lưỡi răng kề răng, dùng ý niệm Nam Mô A Di Đà Phật để tự phát triển trí tuệ và dẹp tự ái. Tiền không có mà muốn mua xe để chạy chơi thì đi ngược giòng tiến hóa của tâm linh, cần kiên nhẫn và nhịn nhục, phục vụ mẹ con trước hết. Không nên để cho mẹ buồn vì con, thì mọi việc ở tương lai sẽ được tốt. Chữ hiếu rất cần thiết cho con trong giai đoạn này. Nếu con muốn làm một người tốt thì phải tự sửa mình và phục vụ tốt những gì đến với con. Mẹ con rất cần sự phục vụ tốt của con. Mẹ con vui hòa thì mọi việc sẽ được yên vui.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
641. Ngày 09-05-1998. Người viết: P
642. Ngày 24-05-1998. Người viết: Ng H V T
643. Ngày 05-05-1998. Người viết: QL
644. Ngày 31-01-1998. Người viết: N
645. Ngày 17-03-1998. Người viết: V
646. Ngày 23-01-1998. Người viết: VCT
647. Ngày 29-03-1998. Người viết: LTKS
648. Ngày 26-02-1998. Người viết: KS
649. Người viết: TN
650. Ngày 12-12-1997. Người viết: TT
651. Ngày 04-01-1998. Người viết: QK
652. Ngày 05-12-1997. Người viết: N
653. Ngày 28-11-1997. Người viết: TBK
654. Ngày 02-11-1997. Người viết: TT
655. Ngày 14-06-1998. Người viết: S
656. Ngày 30-04-1998. Người viết: VMK
657. Ngày 12-05-1998. Người viết: NS
658. Ngày 05-04-1997. Người viết: NTT
659. Ngày 03-11-1997. Người viết: NTC
660. Ngày 20-04-1998. Người viết: LTN
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 [33] 34 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: