Thư Từ Lai Vãng
Thư đến: | '... Bệnh mất ngủ lo lắng, suy tư cũng giảm đi rất nhiều... Ngoài ra, khi có giờ rảnh rỗi, con thường đến anh C để tìm hiểu thêm về PLVV...' |
R, ngày 26/3/2000
Kính thưa Thầy,
Con là LÐH cùng gia đình xin kính thăm Thầy và chúc sức khỏe Thầy.
Con bắt đầu công phu từ tháng 9/1999 đến nay, vấn đề sức khỏe của con đã được tốt hơn, nhất là bệnh sưng chân do uống thuốc cao máu đã lành hẳn, mặc dầu ngày nào con cũng phải uống thuốc. Bệnh mất ngủ lo lắng, suy tư cũng giảm đi rất nhiều. Thưa Thầy! Đó là sức khỏe của con sau một thời gian thiền. Ngoài ra, khi có giờ rảnh rỗi, con thường đến anh C để tìm hiểu thêm về PLVV.
Thưa Thầy! Qua "Tôi Tầm Ðạo", "Thượng Ðế Giảng Chân Lý " và một số băng giảng của Thầy về phần tâm linh, phần hồn, vía, con đã nắm được một phần nào. Thầy nói vía như là bà vợ trong gia đình, và chồng là hồn. Chồng có sáng suốt, đạo đức mới ảnh hưởng được bà vợ và mang lại hạnh phúc gia đình. Trong bản thể con người, vía là thể âm, nó sinh ra khi đứa bé trong bào thai đã hoàn chỉnh, mục đích là bảo vệ chăm lo phần xác của hài nhi. Sau khi hài nhi lọt lòng mẹ thì phần hồn mới đưa vào "theo luật nhân quả, luân hồi". Người tu thiền là tìm cách đưa phần hồn và vía (âm, dương) gần nhau, hợp nhất với nhau để tạo xá lợi tử mà trở về nguồn cội.
Thưa Thầy! Con hiểu phần hồn và vía có chức vụ trong con người như sau, không biết có đúng hay sai, xin Thầy chỉ dạy.
Khi cơ thể đòi ăn thì phần vía thông qua phần trí để bảo đi vào bếp làm thức ăn. Nếu phần vía, trí bảo qua nhà hàng xóm bắt con gà về ăn thì đây là nhiệm vụ của phần hồn (lương tâm) đứng ra giải thích lẽ phải và cản ngăn. Nếu phần hồn không đủ mạnh, sáng suốt mà ảnh hưởng được phần vía thì việc trái xảy ra, thì phần hồn chịu trách nhiệm. Khi xác thân tan rã thì phần hồn mang lỗi lầm này về Trung Giới để đợi phán xét. Thưa Thầy! Con hiểu qua loa như vậy không biết như thế nào.
Thưa Thầy! Gần đây, con có mượn cuốn "Ðại Thừa Chơn Giáo" của Cao Ðài Giáo, sau khi đọc có nhiều điểm giống như Vô Vi là tinh, khí, thần. Tuy nhiên sách giải thích rằng: "Ðiểm linh quang nào cũng mượn xác phàm này luyện Ngươn Tinh cho thành Ngươn Khí. Ngươn Khí là âm hợp với Ngươn Thần là dương, mới tạo được "xá lợi tử " hòng nương thánh thai để trở về. Như vậy con nghĩ là Ngươn Khí là từ Ngươn Tinh mà ra, và con người khi trưởng thành mới có Ngươn Khí. Tuy nhiên con đọc trong cuốn sách "Tôi Tầm Ðạo" nói cô L mới có 4 tuổi là đã xuất vía được.
Thưa Thầy con bị vướng mắc chỗ này:
- Vía (âm) + Thần (dương) = Thánh Thai (PLVVKHHBPP)
- Khí (âm) + Thần (dương) = Thánh Thai (Ðại Thừa Chơn Giáo) có khác nhau không?
Thưa Thầy! Con biết rằng khi con thiền theo PLVVKHHBPP mà lại đọc các kinh sách khác, dễ làm cho tâm bị xáo trộn.
Kính thưa Thầy! Có thể con hiểu chưa đến nơi đến chốn nên có vướng mắc. Vậy con có nên chỉ chú ý về phần hành, còn phần giải thích không đặt nặng lắm không?
Lần nữa con xin chúc sức khỏe Thầy và mong nhận được thanh điển của Thầy.
Con,
LÐH
Kính thưa Thầy,
Con là LÐH cùng gia đình xin kính thăm Thầy và chúc sức khỏe Thầy.
Con bắt đầu công phu từ tháng 9/1999 đến nay, vấn đề sức khỏe của con đã được tốt hơn, nhất là bệnh sưng chân do uống thuốc cao máu đã lành hẳn, mặc dầu ngày nào con cũng phải uống thuốc. Bệnh mất ngủ lo lắng, suy tư cũng giảm đi rất nhiều. Thưa Thầy! Đó là sức khỏe của con sau một thời gian thiền. Ngoài ra, khi có giờ rảnh rỗi, con thường đến anh C để tìm hiểu thêm về PLVV.
Thưa Thầy! Qua "Tôi Tầm Ðạo", "Thượng Ðế Giảng Chân Lý " và một số băng giảng của Thầy về phần tâm linh, phần hồn, vía, con đã nắm được một phần nào. Thầy nói vía như là bà vợ trong gia đình, và chồng là hồn. Chồng có sáng suốt, đạo đức mới ảnh hưởng được bà vợ và mang lại hạnh phúc gia đình. Trong bản thể con người, vía là thể âm, nó sinh ra khi đứa bé trong bào thai đã hoàn chỉnh, mục đích là bảo vệ chăm lo phần xác của hài nhi. Sau khi hài nhi lọt lòng mẹ thì phần hồn mới đưa vào "theo luật nhân quả, luân hồi". Người tu thiền là tìm cách đưa phần hồn và vía (âm, dương) gần nhau, hợp nhất với nhau để tạo xá lợi tử mà trở về nguồn cội.
Thưa Thầy! Con hiểu phần hồn và vía có chức vụ trong con người như sau, không biết có đúng hay sai, xin Thầy chỉ dạy.
Khi cơ thể đòi ăn thì phần vía thông qua phần trí để bảo đi vào bếp làm thức ăn. Nếu phần vía, trí bảo qua nhà hàng xóm bắt con gà về ăn thì đây là nhiệm vụ của phần hồn (lương tâm) đứng ra giải thích lẽ phải và cản ngăn. Nếu phần hồn không đủ mạnh, sáng suốt mà ảnh hưởng được phần vía thì việc trái xảy ra, thì phần hồn chịu trách nhiệm. Khi xác thân tan rã thì phần hồn mang lỗi lầm này về Trung Giới để đợi phán xét. Thưa Thầy! Con hiểu qua loa như vậy không biết như thế nào.
Thưa Thầy! Gần đây, con có mượn cuốn "Ðại Thừa Chơn Giáo" của Cao Ðài Giáo, sau khi đọc có nhiều điểm giống như Vô Vi là tinh, khí, thần. Tuy nhiên sách giải thích rằng: "Ðiểm linh quang nào cũng mượn xác phàm này luyện Ngươn Tinh cho thành Ngươn Khí. Ngươn Khí là âm hợp với Ngươn Thần là dương, mới tạo được "xá lợi tử " hòng nương thánh thai để trở về. Như vậy con nghĩ là Ngươn Khí là từ Ngươn Tinh mà ra, và con người khi trưởng thành mới có Ngươn Khí. Tuy nhiên con đọc trong cuốn sách "Tôi Tầm Ðạo" nói cô L mới có 4 tuổi là đã xuất vía được.
Thưa Thầy con bị vướng mắc chỗ này:
- Vía (âm) + Thần (dương) = Thánh Thai (PLVVKHHBPP)
- Khí (âm) + Thần (dương) = Thánh Thai (Ðại Thừa Chơn Giáo) có khác nhau không?
Thưa Thầy! Con biết rằng khi con thiền theo PLVVKHHBPP mà lại đọc các kinh sách khác, dễ làm cho tâm bị xáo trộn.
Kính thưa Thầy! Có thể con hiểu chưa đến nơi đến chốn nên có vướng mắc. Vậy con có nên chỉ chú ý về phần hành, còn phần giải thích không đặt nặng lắm không?
Lần nữa con xin chúc sức khỏe Thầy và mong nhận được thanh điển của Thầy.
Con,
LÐH
Thư đi: |
Sydney ngày 20 tháng 4 năm 2000
ÐH,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 26 tháng 3 năm 2000, được biết con đang tìm hiểu nguyên lý tu học cấu trúc bởi siêu nhiên. Có hồn có vía, khi giáng lâm làm người có âm có dương. Sống và thực hành trong nóng lạnh và trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ. Hồn và Vía chia ra nhiệm vụ như sau: Bên ngoài có hình và bóng dính liền với nhau, phân định rõ rệt vị trí khác nhau. Mỗi phần một tiến trình khác nhau, thành ra luật nhân quả của mỗi hành giả tại mặt đất hội tụ thành luật lệ, soi sáng cho mỗi tâm linh phát triển tùy theo điển giới nhận được theo môn pháp đang hành.
Hướng thượng hội tụ mới chung hành trong sự sáng suốt sẵn có. Phân tách nguyên lý cấu trúc từ siêu nhiên mà hình thành, đều là do điển thanh tịnh của Càn Khôn Vũ Trụ liên hệ với chơn tâm thanh tịnh mà hành. Càng tu càng thanh tịnh thì tâm thức sẽ trong lành, bớt động, liên hệ với ánh sáng của Trời Ðất. Nguyên lý tròn vo và tiến hóa theo định luật. Phần trí tự phân giải sau sự kích động và phản động của tình đời. Nhân lành do phần hồn tạo thành phải mang theo sau khi lìa xác. Thực thi sái luật Trời thì phải gánh chịu từ kiếp này cho tới kiếp khác. Hoàn cảnh của kiếp này chứng minh việc làm của kiếp trước rất tinh vi không thể than thở và chạy chối được. Tu ở kiếp này đạt được sự quân bình điển quang trong nội tâm thì kiếp tới sẽ được an nhàn hơn để tiếp tục tu.
Chúc con vui hành thanh tịnh.
Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
ÐH,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 26 tháng 3 năm 2000, được biết con đang tìm hiểu nguyên lý tu học cấu trúc bởi siêu nhiên. Có hồn có vía, khi giáng lâm làm người có âm có dương. Sống và thực hành trong nóng lạnh và trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ. Hồn và Vía chia ra nhiệm vụ như sau: Bên ngoài có hình và bóng dính liền với nhau, phân định rõ rệt vị trí khác nhau. Mỗi phần một tiến trình khác nhau, thành ra luật nhân quả của mỗi hành giả tại mặt đất hội tụ thành luật lệ, soi sáng cho mỗi tâm linh phát triển tùy theo điển giới nhận được theo môn pháp đang hành.
Hướng thượng hội tụ mới chung hành trong sự sáng suốt sẵn có. Phân tách nguyên lý cấu trúc từ siêu nhiên mà hình thành, đều là do điển thanh tịnh của Càn Khôn Vũ Trụ liên hệ với chơn tâm thanh tịnh mà hành. Càng tu càng thanh tịnh thì tâm thức sẽ trong lành, bớt động, liên hệ với ánh sáng của Trời Ðất. Nguyên lý tròn vo và tiến hóa theo định luật. Phần trí tự phân giải sau sự kích động và phản động của tình đời. Nhân lành do phần hồn tạo thành phải mang theo sau khi lìa xác. Thực thi sái luật Trời thì phải gánh chịu từ kiếp này cho tới kiếp khác. Hoàn cảnh của kiếp này chứng minh việc làm của kiếp trước rất tinh vi không thể than thở và chạy chối được. Tu ở kiếp này đạt được sự quân bình điển quang trong nội tâm thì kiếp tới sẽ được an nhàn hơn để tiếp tục tu.
Chúc con vui hành thanh tịnh.
Quý thương,
Lương Sĩ Hằng