Thư đến: '... Khi xưa rất ý thức và có cố gắng trên đường đạo nhưng đùng một cái sa ngã bỏ đạo mê đời hết chỗ nói'
TP, ngày 23/6/97

Kính gởi ông Tám,
Tôi vào PLVV tu học năm 74, đã đến thiền đường HVE và NXL để nghe ông Tám giảng pháp. Sau giải phóng có đến nhà ông Tám châm cứu. Sau đó tôi có gởi thư đến nhà ông Tám thắc mắc vài điều. Ông Tám có cho tôi bốn câu thơ:

Trần thế trớ trêu mùi tục lụy
Việt Nam trả nghiệp tiến thân tùy
Hùng anh nhiều kiếp nay tự giác
Pháp lý của mình ráng giữ tu

Thưa ông Tám! Lẽ ra nếu tôi thực hiện đúng theo bốn câu thơ trên thì tôi đã không bê trễ trên đường đạo. Khi xưa rất ý thức và có cố gắng trên đường đạo nhưng đùng một cái sa ngã bỏ đạo mê đời hết chỗ nói. Hồi đó tốt bao nhiêu bây giờ bỏ đạo mê đời thì xấu bấy nhiêu. Nào là mê gái (tham dục), trộm cắp, ăn cướp, đánh lộn, nhậu nhẹt ì xèo, kết quả là ở tù hai lần. Có vợ con nhưng giờ thì người ở nơi, người ở ngã. Một trận tơi bời như vậy nên giờ tôi đã tu lại. Ðã thường nghe băng giảng của ông Tám. Tôi đã thực sự lấy lại đức tin mà mình đã đánh mất. Thật lạ lùng! Một con người đã có ý thức về đạo mà khi sa ngã lại ngã quá nặng như vậy. Cái thiện và cái ác chỉ cách nhau có một sợi chỉ nhưng tôi lại nghĩ nó không có khoảng cách mà ta chỉ cần lơ đễnh là sai trái liền. Hồi xưa tôi nghe ông Tám giảng trực tiếp, cái hiểu của tôi khác hơn là tôi đang nghe băng ông Tám hiện tại. Tôi đã sửa được nhiều thói hư tật xấu như là bỏ hút thuốc, không uống rượu, kềm bớt dục, bớt nóng tánh rất nhiều (vì đã hiểu) và sẽ cương quyết đi đến thanh tịnh (đạt pháp) bằng bất cứ giá nào. Bây giờ nếu tôi trở lại mê đời thì tôi chán quá rồi, tôi sợ quá xá luôn. Khi tĩnh tâm lại tôi mới nhớ là hồi đó tôi có nguyện là bị thất bại, bị sa ngã để làm bài học cho người đi sau. Không hiểu có phải vì lời nguyện đó mà tôi sa ngã thật sự hay không? Bây giờ thì tôi không còn gì để mất nữa mà chỉ mong sớm đạt pháp để gặp ông Tám, ông Tư, cũng như các bạn hữu khác bằng điển quang chứ không phải bằng cái xác ô trược này.
Thưa ông Tám! Đường tu quả không dễ chút nào. Bởi vậy hiện tại tôi cũng không còn thiết tha để chỉ dẫn cho ai nữa (vì có người muốn hỏi) mà chỉ lo tu cho thành đạt rồi chỉ cũng chẳng muộn. Cái thân mình lo chưa xong thì đừng có lo cho ai chi mất công. Phải vậy không ông Tám? Ngay lúc này đây khi hiểu ra rằng phần hồn mình phải đối đầu với cả một rừng t...t xấu, một rừng tội lỗi nên chẳng còn dám trách ai cả mà chỉ lo tu sửa cho chính mình thôi. Tôi xin ông Tám cho vài lời khuyên cũng như chỉ bảo thêm đối với trường hợp của tôi hiện tại. Giờ đây tôi không mong muốn chi hơn là cố gắng tu cho thành công, sớm gặp ông Tư, ông Tám để được học hỏi thêm cũng như giúp người để chuộc lại phần nào tội lỗi mà mình đã gây ra cho nhiều người trong quá khứ. Xin cảm ơn ông Tám và chúc ông Tám sẽ gặt hái được mọi điều theo thiên ý.

Tôi,
TVH

TB: Nếu có thời gian xin ông Tám hồi âm cho tôi theo địa chỉ sau đây...
 
Thư đi:
Montréal, ngày 18/9/97

VH,
Tôi vui nhận được thư anh đề ngày 23/6/97. Chúng ta làm người đang mang xác phàm trần đầy nghiệp chướng, chỉ có cương quyết niệm Phật, tự khai mở huyền bí của nội tâm thì mới tránh khỏi sức hút của hồng trần, thành bại trong nháy mắt. Khối óc và thân xác chúng ta có hai luồng điển thanh và trược. Trược là hướng hạ, dục vọng. Thanh là tiến hóa tới giải thoát vô cùng. Khi tôi còn ở VN, luôn luôn nhắc nhở bạn đạo, khí điển hóa sanh vạn vật, từ thanh giới chuyển chiếu hóa độ quần sanh. Tu mà ý thức được nguyên lý của Trời Ðất, mở mắt nghe thấy và nhìn thấy, chỉ theo chuyện đời lôi cuốn một cách thảm bại mà thôi. Tu là phải thầm tu thầm tiến mới cứu được mình. Biết được phần hồn là chánh, xác là tạm, tạo sóng sông mê mà thôi. Anh bị sa ngã cũng vì hướng ngoại. Nếu chúng ta hướng thượng, tu tiến khai triển trung tâm bộ đầu thì không đến nỗi nào đi cướp giựt của người khác. Siêng năng niệm Phật để khai mở đại trí là cần thiết. Ðức A Di Ðà đã áp dụng nguyên lý Nam Mô A Di Ðà Phật, toàn thân sáng choang thì khối âm không thể tiếp xúc được, mà chỉ phân tán khi gặp Ngài mà thôi. Chúng ta tu về PLVVKHHBPP, tức là phát triển điển năng sẵn có của chính mình tiến tới vô cùng tận, không nên mê lầm kinh sách, thiếu thực hành, sanh loạn và tự sát mà thôi. Tôi đã nói quá nhiều nhưng chẳng có mấy người tin và hành đúng, cho nên quá khứ đã có rất nhiều bạn đạo lầm tưởng tu theo chùa chiền kinh sách là đúng hơn. Nhưng đến lúc gặp phản động lực của nghiệp tâm thì không sao giải quyết. Tôi năm nay cũng đã 75 tuổi rồi, nhưng vẫn khỏe mạnh, tiếp tục phục vụ bạn đạo không ngừng nghỉ. Những gì tôi hiểu được, lúc nào cũng bằng lòng phân tách cho mọi người thấu triệt mà tu. Chúc anh vui tiến trong thanh tịnh.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
281. Người viết: ĐTHC
282. Ngày 29-04-1996. Người viết: NT
283. Ngày 06-05-1996. Người viết: HTBT
284. Ngày 02-05-1996. Người viết: Nhóm Vô Vi vùng Y, VN
285. Ngày 13-03-1996. Người viết: HVT
286. Ngày 07-05-1996. Người viết: LTN
287. Ngày 29-02-1996. Người viết: HQN
288. Ngày 07-04-1996. Người viết: TMH
289. Ngày 07-04-1996. Người viết: H
290. Ngày 19-02-1996. Người viết: NHP
291. Ngày 22-02-1996. Người viết: TTV
292. Ngày 07-02-1996. Người viết: VTP
293. Ngày 02-11-1994. Người viết: TQM
294. Ngày 06-03-1996. Người viết: NTN
295. Ngày 21-02-1996. Người viết: TB
296. Ngày 22-10-1996. Người viết: TTNN
297. Ngày 20-02-1996. Người viết: TVS
298. Năm 1996. Người viết: KCP
299. Ngày 23-01-1996. Người viết: MTH
300. Ngày 19-01-1996. Người viết: TQM
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 11 12 13 14 [15] 16 17 18 19  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: