Thư Từ Lai Vãng
Thư đến: | '... Tai nghe tim đập trong mình, và cũng nghe nhịp tim đập giữa trán, và sau cùng là trung tim bộ đầu' |
Florida, ngày 21 tháng 2 năm 1996
Kính thưa ân sư muôn vàn kính yêu,
Kính thưa ân sư, cho phép con có vài lời hỏi thăm chúc Tết ân sư, Bà Tám cùng quý quyến năm mới nhiều sức khỏe, luôn luôn mạnh giỏi và sống lâu, hạnh phúc. Sau đây con có một câu thật đặc biệt thắc mắc nhờ ân sư chỉ thêm cho con tiếp tục, vì con rất ngại lúc con đang thiền sau khi thở Pháp Luân Chiếu Minh, câu chuyện như sau:
Kính thưa ân sư! Cùng vào ngày này tức ngày Mùng 2 Tết, khoảng 4:30 giờ chiều, con Soi Hồn 10 phút, kế đó con nằm thở Pháp Luân Chiếu Minh gần 15 phút, con nghỉ vài phút cho bao tử nghỉ chút. Con bắt đầu thiền, thở hít rất dài và chậm đủ 12 hơi Pháp Luân Thường Chuyển, bắt ấn Tam Muội và cố gắng buông bỏ tạp niệm cho tâm phẳng lặng, mắt nhìn thắng tới trước, dồn hết lực lượng vào đấy và trung tim bộ đầu. Vài phút sau, tai nghe tim đập trong mình, và cũng nghe nhịp tim đập giữa trán, và sau cùng là trung tim bộ đầu cũng có tiếng nhịp đập tim rất rõ, cứ vậy kéo dài rất lâu 45 phút, như một sợi dây rung chuyển ba chỗ: Tim, trán và trung tim bộ đầu. Khoảng thời gian nầy làm cho con rất là lo ngại không biết đúng hay sai..., sợ có hại. Thì một phút sau, con bắt đầu ợ vài hơi từ trong người ra ngoài, con cảm thấy nhịp tim dịu dần..., cơ thể nhẹ nhàng chút..., rồi nó lại bắt đầu cũng hư cũ, ba chỗ đều có nhịp tim cả ba: Tim, trán và trung tim bộ đầu..., tới 6:05 giờ cùng buổi chiều đó, con bắt đầu xả thiền, không dám ngồi lâu nữa, vì sợ làm sai có hại. Không biết hỏi ai lúc đó, bụng nghĩ xả thiền là hết sợ.
Kính xin ân sư từ bi chỉ thêm con đường tu học cho con vì con đường tu học nó còn quá khó khăn và trở ngại, không phải suôn sẻ, dễ dàng. Cho nên có câu: Người tu như lông trâu, người đắc đạo như sừng thỏ. Bây giờ con không biết phải làm thế nào, nếu tiếp tục thiền có hại không? Và con xin ân sư giải thích giùm: Điển rút và nhịp tim đập ở trán và trung tim bộ đầu có giống như nhau không? Cái nào nên học, cái nào không nên? Nếu con thiền gặp như vậy nên tiếp tục? Thành kính tạ ơn ân sư đã chỉ dạy những lời quý báu trên để con noi theo mà tu tập đặng giải thoát. Đầu năm con không biết nói gì, mà chỉ muốn thành tâm cầu chúc cho ân sư, Bà Tám cùng quý quyến đặng nhiều sức khỏe, luôn luôn khỏe mạnh và sống lâu, gia đình hạnh phúc, và dìu dắt giảng dạy cho huynh đệ tỷ muội Vô Vi chúng con tu tập ráo riết để sớm được cơ hội lên thuyền bát nhã về cội nguồn, và tận độ chúng sanh.
Kính bái,
Con,
TB và gia đình
TB: Kính thưa ân sư, vài tuần nay con lại bị thêm một bệnh đau lưng ngay xương sống và lưng quần, không biết cách trị.
Kính thưa ân sư muôn vàn kính yêu,
Kính thưa ân sư, cho phép con có vài lời hỏi thăm chúc Tết ân sư, Bà Tám cùng quý quyến năm mới nhiều sức khỏe, luôn luôn mạnh giỏi và sống lâu, hạnh phúc. Sau đây con có một câu thật đặc biệt thắc mắc nhờ ân sư chỉ thêm cho con tiếp tục, vì con rất ngại lúc con đang thiền sau khi thở Pháp Luân Chiếu Minh, câu chuyện như sau:
Kính thưa ân sư! Cùng vào ngày này tức ngày Mùng 2 Tết, khoảng 4:30 giờ chiều, con Soi Hồn 10 phút, kế đó con nằm thở Pháp Luân Chiếu Minh gần 15 phút, con nghỉ vài phút cho bao tử nghỉ chút. Con bắt đầu thiền, thở hít rất dài và chậm đủ 12 hơi Pháp Luân Thường Chuyển, bắt ấn Tam Muội và cố gắng buông bỏ tạp niệm cho tâm phẳng lặng, mắt nhìn thắng tới trước, dồn hết lực lượng vào đấy và trung tim bộ đầu. Vài phút sau, tai nghe tim đập trong mình, và cũng nghe nhịp tim đập giữa trán, và sau cùng là trung tim bộ đầu cũng có tiếng nhịp đập tim rất rõ, cứ vậy kéo dài rất lâu 45 phút, như một sợi dây rung chuyển ba chỗ: Tim, trán và trung tim bộ đầu. Khoảng thời gian nầy làm cho con rất là lo ngại không biết đúng hay sai..., sợ có hại. Thì một phút sau, con bắt đầu ợ vài hơi từ trong người ra ngoài, con cảm thấy nhịp tim dịu dần..., cơ thể nhẹ nhàng chút..., rồi nó lại bắt đầu cũng hư cũ, ba chỗ đều có nhịp tim cả ba: Tim, trán và trung tim bộ đầu..., tới 6:05 giờ cùng buổi chiều đó, con bắt đầu xả thiền, không dám ngồi lâu nữa, vì sợ làm sai có hại. Không biết hỏi ai lúc đó, bụng nghĩ xả thiền là hết sợ.
Kính xin ân sư từ bi chỉ thêm con đường tu học cho con vì con đường tu học nó còn quá khó khăn và trở ngại, không phải suôn sẻ, dễ dàng. Cho nên có câu: Người tu như lông trâu, người đắc đạo như sừng thỏ. Bây giờ con không biết phải làm thế nào, nếu tiếp tục thiền có hại không? Và con xin ân sư giải thích giùm: Điển rút và nhịp tim đập ở trán và trung tim bộ đầu có giống như nhau không? Cái nào nên học, cái nào không nên? Nếu con thiền gặp như vậy nên tiếp tục? Thành kính tạ ơn ân sư đã chỉ dạy những lời quý báu trên để con noi theo mà tu tập đặng giải thoát. Đầu năm con không biết nói gì, mà chỉ muốn thành tâm cầu chúc cho ân sư, Bà Tám cùng quý quyến đặng nhiều sức khỏe, luôn luôn khỏe mạnh và sống lâu, gia đình hạnh phúc, và dìu dắt giảng dạy cho huynh đệ tỷ muội Vô Vi chúng con tu tập ráo riết để sớm được cơ hội lên thuyền bát nhã về cội nguồn, và tận độ chúng sanh.
Kính bái,
Con,
TB và gia đình
TB: Kính thưa ân sư, vài tuần nay con lại bị thêm một bệnh đau lưng ngay xương sống và lưng quần, không biết cách trị.
Thư đi: |
Thành thật cảm ơn lời chúc tụng đầu xuân của các bạn. Khi chúng ta đã nuôi dưỡng ý chí chăm chỉ thực hành pháp môn tức là có ý chí dấn thân tu học thì bất chấp sự trở ngại nào xảy ra lúc tham thiền thì sẽ có cơ hội nhập định ở tương lai. Nếu việc gì cũng sợ thì tu hoài sẽ không tiến; Biết được xác ta là tạm, sợ chết uống thuốc nhiều thì sẽ có sự phản ứng trong lúc thiền, tim đập là sự phản ứng của thuốc hạ máu, còn hành pháp thì lúc nào cũng dũng mãnh vượt qua bất cứ trở ngại nào, người thành đạo cũng phải vượt qua lửa đốt thiêu thân nhưng ý chí vẫn dũng mãnh thì mới có cơ hội diện kiến Như Lai, toàn thân sẽ được phát sáng, ngược lại sợ sệt thì duyên lành sẽ không thành tựu được, chúc bạn nuôi dưỡng dũng chí tu học của chính bạn dấn thân trong cơ tiến hóa sẽ thành đạo ở tương lai.
Đau lưng: Về phần ruột nghẽn cũng bị đau lưng, thận yếu vì tình dục cũng bị đau lưng. Vậy bạn mắc phải nơi nào nên nhờ Bác Sĩ chữa trị mới hết.
Đau lưng: Về phần ruột nghẽn cũng bị đau lưng, thận yếu vì tình dục cũng bị đau lưng. Vậy bạn mắc phải nơi nào nên nhờ Bác Sĩ chữa trị mới hết.