Thư đến: '... Con một lòng cố gắng hành Pháp, tâm con được ổn định nhưng trong giấc ngủ con vẫn bị ám ảnh hoài'
Úc Châu, ngày 28 tháng 11 năm 1996

Kính thưa Thầy!
Con tên là M. Đầu thư con kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh để sống lâu dìu dắt đàn con dại.
Kính thưa Thầy! Lòng con luôn luôn tưởng nhớ về Thầy; Từ ngày nhận được PLVVKHHBPP này con luôn quý trọng Pháp và cố gắng hành cho đúng và đều như lời Thầy căn dặn. Nhưng cũng có lúc vì mệt mỏi quá con hơi lười, nhưng sau đó con cố gắng nhiều hơn. Nấy năm qua con thực hành Pháp Lý Vô Vi này con rất mừng vì thấy được chính mình đã bỏ dần đi tánh hư tật xấu và gia đình con cũng vui vẻ hạnh phúc.
Trên bước đường tu, con cảm nhận mình có tiến (tiến trong thực hành để tu sửa nhưng vẫn buồn vì cảm biết mình còn tăm tối si mê). Nhưng Thầy ơi! Trong giấc ngủ của con luôn luôn là ác mộng. Ngày xưa còn ở Việt Nam, con có một thời gian bịnh mà người ta gọi là tà; Phải đi thầy cho uống bùa chú vì ban đêm con ngủ hay bị người ta đến đè con và làm tình vợ chồng bậy lắm (lúc đó con chưa có chồng con) con sợ đến không dám ngủ. Nhưng con có lòng tin nơi Trời Phật sẽ cứu con thoát khỏi nghiệp chướng. Vì thế khi còn ở Việt Nam con hay đi chùa tụng kinh niệm Phật và thần kinh con lúc ấy yếu lắm; Niệm cho đỡ sợ chứ tâm vẫn không an định. May mắn thay con vượt biên sang Úc rồi gặp Pháp Vô Vi; Con một lòng cố gắng hành Pháp, tâm con được ổn định nhưng trong giấc ngủ con vẫn bị ám ảnh hoài. Con không biết mình đúng hay sai trong lúc hành Pháp mà đêm nào con ngồi thiền nhẹ thì ác mộng hình như nhiều hơn. Con buồn tủi vì mình tu mà tâm thần chưa ổn định, con sợ mình lầm đường điên khùng không có cơ hội tu học sửa mình, và một điều nữa là hàng tuần trong lúc học Mục Bé Tám, nếu con tham gia trả lời câu hỏi thì người con run lên và hai hàm răng đánh bù cạp, con phải ráng làm thinh không cho bạn đạo biết; Mỗi lần nói đến việc đạo là nước mắt con tuôn ra, lúc đó con cảm thấy mình buồn tủi, không biết tại sao?
Hôm nay nhân học Mục Bé Tám các anh chị em trong Thiền Đường an ủi và khuyến khích con nên tỏ bày cùng Thầy. Con kính mong Thầy thương mà tận độ con trên bước đường tu học, giải tỏa những uất khí trong con người con. Kính lạy Thầy con sẽ cố gắng tu học để đền đáp ơn Thầy.
Và còn một điều nữa là con thích đẹp, dù thấy đàn ông hay đàn bà đẹp con thích ngắm. Từ lúc còn nhỏ, con biết mình còn xấu nhiều quá, thưa Thầy con phải làm sao để buông bỏ nó. Mỗi đêm đi ngủ, con đều mở băng niệm Phật của Thầy và tối thiền con cũng mở băng niệm Phật, vậy mà con vẫn sợ ma. Nhưng con ráng nhớ lời Thầy, phải dũng nên dù rất sợ con vẫn cứ ngồi. Con không hiểu có hại gì không; Xin Thầy thương ban ơn lành cho con định tâm tu học, lòng thành con tha thiết hướng về Thầy. Chồng con cứ nói - người tu thiền gì mà còn sợ ma. Con không dám nói kể những ác mộng của mình; Và con cũng mong có ngày chồng con được sống trong tình thương yêu của Thầy, bên các bạn đạo quý thương; Với con chồng con lúc nào cũng là người tốt. Con tham quá phải không Thầy? Mong Thầy thương tha thứ và soi sáng cho gia đình con.

Kính bái,
M
 
Thư đi:
M ,

Thầy đã nhận được thư của con, được biết tâm thân con đều là trược khí, nghe đến chơn lý là phải run sợ. Gần đây, có một loại thuốc thanh lọc rất tốt,có thể giúp con giải quyết từ từ theo chương trình thanh lọc:
a) Lọc ruột.
b) Lọc gan.
c) Lọc thận, tế bào.
Con rất cần thanh lọc bốn điểm nầy nhiên hậu mới dẹp được chiêm bao mơ mộng, ảo ảnh trong tâm thức của con. Hành thiền đứng đắn, phải rất dày công thanh lọc tâm điển của chính mình, hòa hợp sự thanh nhẹ của càn khôn vũ trụ, thì âm khí sẽ không tồn tại được. Nếu con cần thanh lọc nên viết thư liên lạc với cô B, sẽ hướng dẫn rõ rệt cho con, vì những gì Thầy đề nghị là Thầy đã thực hành. Vậy con nên tin và áp dụng thì sự rắc rối của con không còn nữa. Con hướng tâm về Trời Phật, tức là mỗi mỗi phải dứt khoát hướng về con đường thanh nhẹ trường tồn mà tu, bất chấp bất cứ sự trở ngại nào khi ý thức được phần hồn là chánh, trong một thời gian ngắn sẽ tự giải quyết trong vòng trật tự, tâm thức sẽ an nhiên tự tại. Vạn sự trên đời là không, có công tu học thì mọi sự sẽ an yên.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
541. Ngày 06-10-2000. Người viết: NTLA
542. Ngày 14-03-1998. Người viết: LKÐ
543. Người viết: H
544. Ngày 30-01-2000. Người viết: NAT
545. Ngày 04-10-1998. Người viết: MC
546. Ngày 26-03-2000. Người viết: LÐH
547. Ngày 04-01-2000. Người viết: MVC
548. Ngày 09-01-2000. Người viết: TTNB
549. Ngày 01-12-1999. Người viết: TB
550. Người viết: NTN
551. Ngày 10-07-2000. Người viết: MN
552. Ngày 18-12-1999. Người viết: V
553. Tháng 01-2000. Người viết: PT
554. Ngày 13-01-2000. Người viết: HM
555. Ngày 05-06-2000. Người viết: Soeur T
556. Ngày 12-11-1999. Người viết: MT
557. Ngày 15-12-1999. Người viết: NTK
558. Ngày 10-10-1999. Người viết: PTPM
559. Người viết:
560. Ngày 22-09-1999. Người viết: L.Nt.B
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 24 25 26 27 [28] 29 30 31 32  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: