Thư đến: '... Đâu phải ỷ mua được cái đồng hồ vàng Rolex, mười mấy ngàn là thuộc về của con tặng cho Thầy đâu?'
Ngày 20/8/96

Thầy thương,
Con nhờ chị Farida sẵn dịp đi gặp Thầy và khi nào Thầy rỗi rảnh, trình đến Thầy mấy cái catalouges đồng hồ Rolex. Con kính xin Thầy chấm một kiểu mà Thầy ưng ý.
Thưa Thầy, nếu Thầy từ chối thì con sẽ tủi thân thôi. Đó chỉ là vật tượng trưng cho tấm lòng thành của con.
Tại vì con còn chủ kiến, chứ nếu hết rồi thì cái gì cũng là của Thầy, của Trời, của Đất hết, có cái gì cua con đâu? Từ sự hiểu biết nhỏ đến lớn về đạo hạnh cũng là do nơi Thầy dạy dỗ cả, thực chất của con là ngang tàng, bướng bỉnh và phá phách. Con hết phá phách cũng là do nơi Thầy dạy dỗ.
Đâu phải ỷ mua được cái đồng hồ vàng Rolex, mười mấy ngàn là thuộc về của con tặng cho Thầy đâu? Đâu phải là khi con tặng đồng hồ đó mới thuộc về của Thầy đâu? Con hiểu được tất cả là của Thầy! Cái gốc tốt đến từ Thầy mà thôi, căn bản của con đâu có tốt như vậy!
Thầy ơi! Thầy nói con nói chuyện có duyên trong bài thơ đó (con cũng còn nghi ngờ việc này!) Vậy Thầy đồng ý chọn một kiểu thật đẹp cho nhẹ và xứng với cùm tay của Thầy nha, hơn nữa tiệm Rolex nó có phước lớn nên mới được Thầy chọn hàng của nó.
Trông tin Thầy lắm và con hôn Thầy thật nhiều.

Y M
 
Thư đi:
Atlantic City, ngày 4/9/96

Y M con,
Thầy vui nhận được thư con như thâm tình của con đang kề cận bên Thầy tràn đầy trìu mến và thương yêu, còn hơn vật chất mà con định dâng cho Thầy, mà con quý và định giá như tinh thần quý yêu đã nung nấu trong con. Như con đã rõ sự cần thiết dâng cho Thầy là sự tu tiến và tự hiểu của các con, đó là quà thật, sẽ không bị mất. Thầy có xem qua các kiểu rất công phu kết hợp với khối óc người đời đã hình thành. Con thương tưởng muốn tặng Thầy một vật vô giá, nhưng lúc nào cũng là giới hạn. Đọc thư như đã nhận quà rồi. Cảm ơn sự lưu ý và thành tâm của chính con. Chúc con vui tiến mãi mãi.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
281. Người viết: ĐTHC
282. Ngày 29-04-1996. Người viết: NT
283. Ngày 06-05-1996. Người viết: HTBT
284. Ngày 02-05-1996. Người viết: Nhóm Vô Vi vùng Y, VN
285. Ngày 13-03-1996. Người viết: HVT
286. Ngày 07-05-1996. Người viết: LTN
287. Ngày 29-02-1996. Người viết: HQN
288. Ngày 07-04-1996. Người viết: TMH
289. Ngày 07-04-1996. Người viết: H
290. Ngày 19-02-1996. Người viết: NHP
291. Ngày 22-02-1996. Người viết: TTV
292. Ngày 07-02-1996. Người viết: VTP
293. Ngày 02-11-1994. Người viết: TQM
294. Ngày 06-03-1996. Người viết: NTN
295. Ngày 21-02-1996. Người viết: TB
296. Ngày 22-10-1996. Người viết: TTNN
297. Ngày 20-02-1996. Người viết: TVS
298. Năm 1996. Người viết: KCP
299. Ngày 23-01-1996. Người viết: MTH
300. Ngày 19-01-1996. Người viết: TQM
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 11 12 13 14 [15] 16 17 18 19  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: