Thư đến: '... con sẽ nhẹ nghiệp, xuất hồn và phải thở Pháp Luân Thường Chuyển theo cách đặc biệt mà xưa Thầy đã dạy riêng cho dì.'
Quận 8, ngày 11/11/1995

Kính thưa Thầy,
Hôm nay con kính phiền Thầy từ bi phân giải cho con một ít thắc mắc.
Trước tiên con xin cảm ơn thư của Thầy hồi đầu năm đã khuyên giải. Nay con đã tự ý thôi công việc làm ở trong chợ cá. Tuy bây giờ đang thất nghiệp nhưng cũng tạm có cơm ăn qua ngày. Hy vọng ơn trên rồi sẽ ban bố cho con sớm an cư lạc nghiệp để tu hành.
Thưa Thầy,
Gần đây con có tới lui đàm đạo với dì Bảy Thanh Đa (đây là biệt danh của dì Bảy Nguyệt hồi trước tu, ở cư xá Thanh Đa, nổi tiếng đã lâu). Có lẽ Thầy đã biết dì Bảy. Dì Bảy Thanh Đa đã tâm sự là dì đã tu xuất hồn và mở con mắt thứ ba. Vừa qua dì Bảy có nói với con rằng: "Ông Tư Đỗ Thuần Hậu, qua dì Bảy, dạy là con sắp sửa trả pháp". Dì cho biết khoảng hết năm nay con sẽ nhẹ nghiệp, xuất hồn và phải thở Pháp Luân Thường Chuyển theo cách đặc biệt mà xưa Thầy đã dạy riêng cho dì. Dì nhìn con nói con bắt đầu luyện tập được.
Con đã làm thử theo cách thở đó như thế này: Khi công phu vẫn thở 6 hơi, nhưng khi đã thở thật đầy bụng (bụng con phình ra) thì phải thở cho xuống dưới rún một chút. Lúc đó dương vậy của con tuy không cương cứng như lúc làm tình, nhưng vẫn giựt giựt đứng lên trong trạng thái mềm mại. Con xin nói rõ hơn, dương vật thường thì lúc cương cứng mới ngẩng lên được, nhưng đàng này vẫn mềm rũ, vẫn giựt giựt lên được. Rồi sau đó con mới thở ra cho thật hóp sát bụng, khi đã thật sát bụng thì ráng thêm chút nữa. Làm như vậy mồ hôi đầm đìa, dồn điển lên đầu tóc, ánh sáng nhiều hơn bình thường. Con đã làm thử như vậy một vài đêm. Xin Thầy cho biết con có nên tiếp tục thở như vậy không? (À, dì Bảy còn cho biết với cách thở như vậy, nếu ở đàn bà thì ở lỗ tiểu của đàn bà sẽ địt ra hơi).
Sau cùng, có một bài học con thật sự nan giải hơn 10 năm qua. Con đã tu, vợ con chưa tu mặc dù cũng hiểu đạo và thích nghe băng Thầy và một đứa con gái nay đã hơn 10 tuổi, đã tu thiền theo con. Không biết do ma tánh hay nghiệp lực gì cứ làm vợ con nợ nần hoài, tuy có nhiều sự may mắn hóa giải. Nhưng nếu như vậy hoài chắc cũng có lúc gia đình tan tác. Vậy con xin Thầy ban bố điển lành cho vợ con ăn năn sám hối. Còn nếu không đến lúc nào đó, nó bỏ trốn hay tự tử mà chết thì có làm ảnh hưởng đến con cái và con không? Mình có chịu trách nhiệm gì không nếu phó mặc? Riêng dì Bảy thì cho biết vợ con có linh căn làm thầy sau này, vì có điển của một vị địa tiên theo hộ phò và mượn xác. Vậy kính xin Thầy cho lời minh giải thêm.
Thành tâm kính bái Thầy đã phân giải cho con và nhân loại. Nguyện một lòng son sắc tu hành để trả ơn Thầy.

Kính thư,
T Q M
 
Thư đi:
Ngày 2 tháng 3 năm 1996

Q M,
Thầy đã nhận được thư của con đề ngày 11/11/95, được biết con đang ở trong tình trạng lo âu chưa thoát được.
Làm người chỉ có hai lực mà thôi:
a) Thực hành phương pháp công phu đứng đắn trọn lành thì sẽ đạt pháp lực rõ ràng.
b) Nếu hướng về đời, cưới vợ đẻ con tức là tạo ngiệp cho chính mình, lúc nào cũng thấy khổ mà không biết tại sao khổ.
Còn về Pháp Luân Thường Chuyển thì hành như vậy rất đúng. Nên trì chí hành đều và không hướng tâm về nơi khác.
Tình trạng hiện tại của con là nghiệp lực đang lôi cuốn, vậy con nên giữ tâm thanh tịnh thực hành đứng đắn, nhiên hậu mới có cơ hội ảnh hưởng vợ con. Con sẽ nhờ nghiệp lực đưa phần hồn của con trở về thanh tịnh thay vì lo âu không cần thiết. Vạn sự trên đời là không. Tâm ta luôn luôn hướng thượng, tự hóa giải mọi sự trần trược có thể lôi cuốn khối óc và cơ tạng. Dứt khoát tu tiến thì mọi sự sẽ được an yên trong tương lai. Thiên địa nhơn, con là người đại diện thiên địa, vậy con nên khai sáng lấy con mà tiến. Toàn thân của con là điển quang, cấu trúc bởi nguyên lý của Trời Đất. Hành pháp đứng đắn thì sẽ được giải nghiệp và thanh tịnh. Nghiệp lực giúp chúng ta tiến nếu chúng ta thật thà nhận lỗi và tu tiến thì sẽ đạt. Mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau. Hiểu điều này thì mới thấu triệt được luật tự nhiên của Trời Đất, an tâm tu thiền là đúng.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
281. Người viết: ĐTHC
282. Ngày 29-04-1996. Người viết: NT
283. Ngày 06-05-1996. Người viết: HTBT
284. Ngày 02-05-1996. Người viết: Nhóm Vô Vi vùng Y, VN
285. Ngày 13-03-1996. Người viết: HVT
286. Ngày 07-05-1996. Người viết: LTN
287. Ngày 29-02-1996. Người viết: HQN
288. Ngày 07-04-1996. Người viết: TMH
289. Ngày 07-04-1996. Người viết: H
290. Ngày 19-02-1996. Người viết: NHP
291. Ngày 22-02-1996. Người viết: TTV
292. Ngày 07-02-1996. Người viết: VTP
293. Ngày 02-11-1994. Người viết: TQM
294. Ngày 06-03-1996. Người viết: NTN
295. Ngày 21-02-1996. Người viết: TB
296. Ngày 22-10-1996. Người viết: TTNN
297. Ngày 20-02-1996. Người viết: TVS
298. Năm 1996. Người viết: KCP
299. Ngày 23-01-1996. Người viết: MTH
300. Ngày 19-01-1996. Người viết: TQM
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 11 12 13 14 [15] 16 17 18 19  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: