Thư đến: '... Nhiều lúc trong cơn mê bị quật như vậy có phải bị hôn trầm không?'
Kế Sách, ngày 17/2/1982

Kính thưa Thầy,
Con đã nhận được hồi âm của Thầy đúng vào đêm Noel. Ðọc thư Thầy con xúc động lắm, vì từ xưa tới giờ con chưa được tiếp xúc và thư từ với Thầy. Nay được Thầy hồi âm, xưng là Thầy gọi con bằng tiếng con trìu mến quá. Khác với lúc giảng đạo trong băng cassette, chỉ nghe Thầy gọi đệ tử là các bạn mà thôi. Kế đến vào dịp Tết, con lại được tin Thầy gởi quà cho con.
Ôi! Sao con diễm phúc quá. Cả hai tin vui đều đúng vào ngày hội lớn. Huynh H, ở ST bảo con là học trò, xin Thầy giúp ý kiến xem, con định tuyệt thực khoảng 5,7 ngày để trị bệnh đồng thời với thời gian trên con uống một loạt thuốc, loại thuốc đau bao tử nào đó có được không? Hay là nhờ Thầy cho con một toa thuốc đau bao tử Ðông, Tây, Nam y dược cũng được.
Kính thưa Thầy! Về mặt công phu con đang ở trạng thái này: Soi Hồn, xong qua Pháp Luân, con thở dài hơi rồi mê đi lúc nào không hay. Trong cơn mê, tỉnh lại không biết gì cả cho đến một lúc khoảng 45 phút hay một giờ sau tỉnh lại. Nhiều lúc trong cơn mê bị quật như vậy có phải bị hôn trầm không? Tình trạng vậy tốt hay xấu? Nếu xấu thì làm sao khắc phục?
Con biết Thầy bận lắm. Ðọc thư một bạn đạo, được biết Thầy đang đi giảng đạo ở Âu Á khoảng tháng 3 năm 82 mới về. Năm mới con kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe để dẫn tiến chúng con về đến nơi đến chốn.

Con,
TMC

TB: Hồi âm cho con, Thầy đề...
 
Thư đi:
Montréal, ngày 8/4/82

MC,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 17/2/82, được biết con đã nhận được thư và quà của Thầy gởi đến.
Cuộc du thuyết kéo dài bốn tháng. Thầy đã trở về Canada ngày 19/2/82, đã đánh thức được rất nhiều tâm linh bơ vơ trên mảnh đất phù sanh này. Về việc tu hành của con thì đã có nhiều điểm thay đổi về phần thanh điển: Trong mê có tỉnh từ từ nó sẽ đi đến sự tri giác rộng hơn. Tu nhất kiếp ngộ nhất thời.
Không phải pháp công phu là duy nhất, nhưng ý chí lại còn quan trọng hơn. Sự liên hệ giữa nhân sinh và càn khôn vũ trụ không bao giờ xa cách được. Càng thực hành lại càng được minh cảm hơn. Chúng ta đang đồng sống trong một nhịp thở của Thượng Ðế ân ban. Chung quy mọi người cũng phải ra đi với một tâm linh thanh tịnh và sáng suốt. Tất cả chúng sanh tại thế đều phải học theo chu trình tiến hóa quy định của Thượng Ðế là định luật Sanh Lão Bịnh Tử nhưng những trạng thái đó gắn liền trong tâm thức mà không hay. Nhiều người tu chưa đến đâu lại tự xưng mình là khá giỏi rồi đâm ra nghi nan đủ thứ, tự che lấp lấy sự tiến hóa của chính mình. Cuộc diện kích động và phản động của thế sanh là: Lắm lúc không bằng lòng cũng phải bằng lòng. Vậy ta nên sáng suốt thêm lên, chấp nhận khai triển mọi trạng thái của chính ta, còn hơn cầu xin viễn vong mà không sao thành đạt được.
Chúng ta được dịp làm con người là quý báu biết bao nhiêu. Con người mới có khả năng học hỏi tất cả. Ngày hôm nay con mang một cái bệnh đau bao tử thì con mới thức tâm làm "bệnh do tánh sanh". Nếu trước khi xảy ra bệnh hoạn mà ta biết tu và tự kiểm thì đến nỗi nào xảy ra sự đau đớn hiện tại. Cho nên những vị y sĩ giỏi nhất thế giới cũng thường than rằng: "Bệnh gì tôi cũng có thể trị được nhưng cái miệng là bất trị. Nói nhiều cũng mang bệnh, mà ăn nhiều lại bệnh mau hơn". Con đã sống với tập quán ăn uống, nhưng nay con định tuyệt thực thì lấy gì mà cọ xát, vết thương sẽ bị trầy trụa và đau nặng hơn. Vậy con nên dùng củ nghệ phơi khô xây thành bột, trộn với mật ong mà chữa trị còn hơn. Nên ăn cơm nếp thay vì cơm gạo và thực tập pháp Chiếu Minh, may ra bệnh tình sẽ từ từ được thuyên giảm. Còn khoa châm cứu thì cũng giúp được một phần lớn nhưng chưa trị hết bệnh đau bao tử. Nếu bệnh ulcère nặng thì bắt buộc phải mổ thì mới hết bệnh. Rốt cuộc mọi người đều cũng phải tự ly khai thể xác eo hẹp này mà tiến tới vô cảnh tươi đẹp hơn. "Lấy Trời làm nhà, lấy Ðất làm giường". Xác ta đang mang không phải là của ta. Tất cả sẽ quy về Hư Không tùy theo trình độ tu học của chính nó.
Chúc con sớm hướng thượng thay vì động loạn.

Thầy của con,
LSH
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
641. Ngày 09-05-1998. Người viết: P
642. Ngày 24-05-1998. Người viết: Ng H V T
643. Ngày 05-05-1998. Người viết: QL
644. Ngày 31-01-1998. Người viết: N
645. Ngày 17-03-1998. Người viết: V
646. Ngày 23-01-1998. Người viết: VCT
647. Ngày 29-03-1998. Người viết: LTKS
648. Ngày 26-02-1998. Người viết: KS
649. Người viết: TN
650. Ngày 12-12-1997. Người viết: TT
651. Ngày 04-01-1998. Người viết: QK
652. Ngày 05-12-1997. Người viết: N
653. Ngày 28-11-1997. Người viết: TBK
654. Ngày 02-11-1997. Người viết: TT
655. Ngày 14-06-1998. Người viết: S
656. Ngày 30-04-1998. Người viết: VMK
657. Ngày 12-05-1998. Người viết: NS
658. Ngày 05-04-1997. Người viết: NTT
659. Ngày 03-11-1997. Người viết: NTC
660. Ngày 20-04-1998. Người viết: LTN
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 [33] 34 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: