Thư đến: '... Lẽ đạo của thiền sư là một con đường ai cũng có thể đi được, từ trẻ đến già, chỉ cần có quyết tâm'
Kính gởi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng,
Giáo Chủ Phái Vô Vi .

Kính thưa Thiền Sư,
Mười lăm phút trước tôi nhận được tập Dũng Hành để tôi viết nốt phần tâm linh trong tập "Hoàng Thi Thơ: Nhịp Cầu Tre Muôn Kiếp Vẫn Còn", với ý định làm sao cho kịp ngày đại hội 3/11/01 ở Florida.
Thật là một đau xót của riêng tôi và có lẽ cũng là của anh chị em nghệ sĩ và bà con tham gia ngày hội lớn này, về sự ra đi của anh Hoàng Thi Thơ. Phần tôi xin cố gắng tối đa phụng sự cho ý nghĩa lớn lao này. Tôi nhận đây là một phần nhiệm vụ của tôi và là một vấn đề tình sâu nghĩa nặng với anh Thơ, tuy là mới quen nhau chưa đầy một năm. Nhưng tri âm có nề chi thời gian dài mới là tri âm, một tiếng nhạc, một lời ca đủ xúc động tâm can rồi.
Tôi đọc ngay lời ca của Dũng Hành thì thấy lẽ đạo của thiền sư là một con đường ai cũng có thể đi được, từ trẻ đến già, chỉ cần có quyết tâm, do đó mà nhạc sĩ đã cho nó cái tên là "Dũng Hành". Có dũng cảm thì đi mới đến được. Con đi mà ngập ngừng không cả quyết thì Đường Không Đi Không Đến.
Lời ca như lời thơ, dễ hiểu quá. Chỉ cần giọng hát hay thì nó như " rót mật vào lòng". Nhân đọc những lời ca này (thôi) mà tôi đã nghĩ ra, ôn lại và thấy trước có thể viết một tập truyện Vô Vi. Có một sự xúc động rất siêu là khi nhìn và nghe thiền sư thuyết giảng về Vô Vi, 5-7 lần trên video, đến lần cuối cũng vừa rồi, khi tiếp chuyện với cô HV, thì tôi nói: Tôi thấy thiền sư giống như Tam Tạng Thỉnh Kinh ăn sâu trong đầu tôi cho đến nay. Những nhân vật học trò của Tam Tạng: Tôn Hành Giả, Bát Giới, Sa tăng, mỗi người mỗi tánh đều tương phản một cách khắc nghiệt lại với sư phụ Tam Tạng. Phải chăng Vô Vi là một tinh vi của nhà Phật?
Ngoài ra chuyện Tôn Tẫn Bàng Quyên và nhiều chuyện khác cũng là những nét của Vô Vi hoặc làm cho con người phải nghĩ mà bước lên đường Vô Vi...Tôi nay đã 72 (sinh năm 1930) gió sương cũng khá nhiều, đường gai góc cũng không ít, nay được chiếc cầu tre bắc sang thế giới Vô Vi thật là vui lắm. Dù sao thì anh Thơ cũng dắt tôi qua được bến bờ...Tôi phải viết cho hết tơ lòng để đền ơn đáp nghĩa cho thiền sư và tạ tình người nhạc sĩ thiên tài đã đưa tư tưởng thiền sư lên cánh nhạc bay vào lòng người. Kính chúc thiền sư an khang.
 
Thư đi:
Atlantic City, ngày 11/10/2001

Kính gởi anh XV,
Tôi vui nhận được thư anh đề ngày 29/09/2001, được biết anh đã nhận được tập nhạc Dũng Hành do anh Hoàng Thi Thơ sáng tác với những lời hay ý đẹp khuyến tu, tận tình độ tha tại thế, xây dựng trong tinh thần tu tiến. Nay người ra đi với tuổi hạc đã cao, dứt khoát trong thanh tịnh. Những người đồng nhịp phục vụ và ái mộ đều cảm động và nuối tiếc. Riêng tôi cũng vậy, mất đi một tâm hồn tri kỷ đã tận tình phục vụ cho chung, dấn thân độ đời một cách rất khiêm nhường.
Người tu thực hành phải hạ mình dìu tiến muôn dân, thực hành khai triển ba luồng sinh khí của tim, gan và thận, tự ngừa bệnh thay vì xảy ra bệnh. Mỗi mỗi đều nhờ nguyên khí của Trời Đất thì sẽ đạt trường sanh. Nếu có dịp cảm thông và viết ra những sự cần thiết của nhơn sanh.
Kính chúc anh và gia đình vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
301. Ngày 19-01-1996. Người viết: MN
302. Ngày 31-07-2001. Người viết: TĐDC
303. Ngày 13-11-2001. Người viết: NHT
304. Ngày 15-08-2001. Người viết: N
305. Ngày 30-01-2001. Người viết: NTTM
306. Ngày 01-10-2000. Người viết: NTTB
307. Tháng 05-2001. Người viết: HM
308. Ngày 15-06-2000. Người viết: VH
309. Ngày 07-08-2000. Người viết: TVMH
310. Ngày 15-07-2000. Người viết: LBC
311. Ngày 18-06-2000. Người viết: VVP
312. Ngày 11-10-2001. Người viết: XV
313. Ngày 01-06-2000. Người viết: PM
314. Ngày 30-09-2000. Người viết: X
315. Ngày 07-01-2000. Người viết: LTPD
316. Ngày 02-09-2000. Người viết: NN
317. Ngày 06-08-2000. Người viết: TVP
318. Ngày 17-07-2000. Người viết: TĐT
319. Ngày 20-06-2000. Người viết: BNN
320. Ngày 12-09-2000. Người viết: HH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 12 13 14 15 [16] 17 18 19 20  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: