Thư đến: '... Lúc con quyết tâm tu lại thì mọi sự đã lỡ dở rồi; Con thật vô cùng đau khổ mà không biết phải làm sao cho trọn.'
VN, ngày 19/12/1999

Kính thưa Thầy,
Trước tiên gia đình con kính lạy tạ ơn Thầy đã cứu vợ con được thoát nạn vì bệnh xuất huyết não. Ngay hôm điện thoại được nghe âm thanh của Thầy dạy bảo cho đến nay, bệnh tình của vợ con được khôi phục lại rất nhiều; Vài ngày nữa sẽ được ra viện. Về nhà suốt ngày đêm, vợ con vẫn để nghe băng niệm Phật của Thầy và nhớ niệm theo cho thần kinh luôn ổn định.
Về phần con thì tu hành lỡ dở. Con đã bỏ gián đoạn suốt hơn 10 năm; Lo chạy theo tình tiền danh lợi. Cho đến năm rồi (1998), vào một ngày buồn bã, con ngồi đọc lại bức thư của Thầy gởi cho con vào năm 1988 tại Réunion. Đọc lại bài thơ, con đã khóc sướt mướt vì quá đúng với tâm trạng của con. Hiện tại con đang sống với vợ và hai đứa con gái; Một đứa 28 tuổi và một đứa 25 tuổi. Riêng con lại có thêm một người đàn bà khác và một đứa con gái được 10 tuổi, mà vợ con và hai đứa con gái của con không nhìn nhận đứa nhỏ này.
Kính thưa Thầy! Lúc con quyết tâm tu lại thì mọi sự đã lỡ dở rồi; Con thật vô cùng đau khổ mà không biết phải làm sao cho trọn. Con kính Thầy chỉ cho con một con đường đúng để lương tâm con không còn ray rứt nữa. Vì con mới tu nên chưa có được ấn chứng nào để trình lên Thầy, con cảm thấy xấu hổ lắm; Uổng công ơn Thầy đã hết lòng dạy dỗ cho chúng con từng li từng tí. Con xin tạ tội trước Thầy và xin lạy Thầy ba lạy.
Con kính chúc Thầy thân tâm an lạc.

Con,
NCB
 
Thư đi:
F V, ngày 20/01/2000

CB,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 19/12/1999, được biết vợ con đã thuyên giảm sau khi được nghe âm thanh của Thầy qua điện thoại; Và vợ con vẫn nghe băng niệm Phật của Thầy; Và con đã cảm động khi đọc lại bài thơ mà Thầy đã gởi cho con. Khóc vì bỏ tu; Nay con định tu trở lại thì phải dứt khoát chọn một con đường tâm linh thay vì ôm sự tham dục của thể xác. Xác là tạo sóng sông mê, động loạn, tham dục và tự đọa.
Chúc con vui tiến trong dứt khoát.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
381. Ngày 25-06-2003. Người viết: HN và TH
382. Ngày 29-07-2003. Người viết: TĐT
383. Ngày 03-03-2003. Người viết: NVT
384. Ngày 11-04-2003. Người viết: NTS
385. Ngày 07-04-2003. Người viết: NTT
386. Ngày 21-04-2003. Người viết: TBD
387. Ngày 27-05-2003. Người viết: VTV
388. Ngày 16-02-2003. Người viết: TN
389. Ngày 20-03-2003. Người viết: DVR
390. Ngày 05-02-2003. Người viết: TBD
391. Ngày 25-12-2000. Người viết: CPC
392. Ngày 15-01-2002. Người viết: NVT
393. Ngày 08-02-2002. Người viết: TA
394. Ngày 17-03-2002. Người viết: NM
395. Ngày 02-04-2002. Người viết: LTC
396. Ngày 05-01-2002. Người viết: L
397. Ngày 05-05-2003. Người viết: LSH
398. Ngày 10-03-2002. Người viết: ĐTQ
399. Ngày 10-05-2002. Người viết: NTND
400. Ngày 03-03-2003. Người viết: Bạn đạo Montréal
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 16 17 18 19 [20] 21 22 23 24  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: