Thư đến: '... Vì con nhận thấy PLTC rất quan trọng, cho nên cần phải kêu gọi hành giả thực thi cho đứng đắn.'
Sài Gòn, ngày 2 tháng 3 năm 1999

Kính gởi Ðức Thầy cùng quý đạo hữu quý mến,
Con để ý thấy mấy năm gần đây, mặc dù Ðức Thầy thường nói đến Pháp Luân Thường Chuyển, nhiều đạo hữu cũng có rất nhiều câu hỏi về Pháp Luân Thường Chuyển và đã được Thầy trả lời cặn kẽ, nhưng tới nay vẫn còn không ít điểm thắc mắc. Trước tình trạng này con xin phép được đóng góp một phần. Vì con nhận thấy PLTC rất quan trọng, cho nên cần phải kêu gọi hành giả thực thi cho đứng đắn.
Trong những lần anh chị em đến nghiên cứu hơi thở với Ðức Thầy thì Ðức Thầy thở một hơi chỉ có 1 phút 30 giây. Tuy nhiên trong các bài giảng của Ðức Thầy thì lại có rất nhiều đoạn cho biết là hành giả Vô Vi có thở PLTC với hơi thở dài vô tận. Chẳng hạn như: "Cái hơi tự ý nó chuyển là nó đi dài dài. Vô bao nhiêu nó cũng vô vô vô..., nhẹ. Một hơi dài ghê lắm, mà rất nhẹ, bằng ý (trích trong Thực Hành Tự Cứu trang 151). Trong nhiều bài giảng khác cũng có những đoạn nói về PLTC tương tự như vậy? Phải chăng Thầy đã cố tình thở ngắn lại để lấy đó làm căn bản chung cho tất cả hành giả thực hành PLTC? Ðiều đó ví như khi chúng ta muốn xây cái nhà là phải làm cái nền cho đúng mức chịu đựng của nó, còn cái nền không đúng thì cái nhà sẽ dễ bị đổ về sau. Còn khi Thầy nói đến những chỗ hít thở PLTC hơi vô hoài hoài như vậy là ở mức cao hơn mà hành giả sẽ đạt được nếu chịu khó kiên trì tập đúng theo lời chỉ dẫn trong kinh sách của Ðức Tổ Sư là "hít cho tới nghẹt, tức hơi khó chịu" và theo lời chỉ dẫn của Ðức Thầy là "hít cho tới ngộp tức chết bỏ"? Từ cái căn bản như vậy nếu hành giả cố gắng "làm thét, làm thét" như sự kêu gọi của Thầy thì nó sẽ mở ra để tiến tới chỗ khi hít vô không còn thấy ngộp nữa. Ðó chính là lúc bắt đầu đạt được sự thanh nhẹ.
Sau khi không còn thấy hơi thở ngộp nữa mà lại thấy nhẹ trong lúc thở PL là hành giả đã hít được thanh khí điển. Hít thanh khí điển để khai thông ngũ tạng, nhâm đốc mạch, niệm Phật rất ít tạp niệm, mới thật sự quay vào trong để sửa tâm, sửa tánh, dễ vào định trong lúc thiền. Lúc đó hành giả sẽ nhận thấy con đường tiến rất rõ rệt, ít có trạng thái "tiến một bước lùi ba bước" như đã từng có mấy mươi năm qua.
Cuốn Nghiên Cứu Pháp Luân đã gom góp và ghi lại những điều chỉ dẫn về Pháp Luân Thường Chuyển của Ðức Tổ Sư và của Ðức Thầy, cộng thêm phần thực hành của những đạo hữu đã thực hành đúng theo lời chỉ dẫn ghi trong đó. Tuy nhiên, do có sự khác biệt trong lời giảng của Thầy và trong lúc Thầy thở cho bạn đạo xem như đã nêu ở trên, nên nhiều người đã cho rằng quyển sách đó chủ trương sửa pháp và nói quá sự thật.
Con kính mong Ðức Thầy làm rõ điều này để giải tỏa mọi ngờ vực, hoang mang của nhiều đạo hữu. Ðiều mà con thiết tha mong ước là anh chị em chủ thiền đường, chủ thiền viện và anh chị em có hoài vọng mình tiến bộ, để tâm nghiên cứu cuốn..., mà Ðức Thầy đã nhiều lần xác nhận.
Với kinh nghiệm thực hành, anh chị em chúng con ở VN sẵn sàng trao đổi và cùng học hỏi để cho phần thực hành được mau tiến bộ. Quý bạn đạo hải ngoại có thể trao đổi với đạo hữu Nguyễn Huỳnh Chung tại Mỹ, đạo hữu Hữu Ân tại Úc.
Con kính xin Ðức Thầy cùng quý đạo hữu tha thứ vì đã làm mất rất nhiều thì giờ quý báu của các bạn.
Con xin được phép hôn Ðức Thầy và kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trên đường tu học.

Con,
L
 
Thư đi:
L con,
Hơi thở là một liều thuốc đả thông cơ tạng. Lúc ban đầu hít mạnh lần lần đi đến nhẹ chuyển bằng ý; Bụng vẫn phình, chuyển lên đầy ngực và tung lên bộ đầu. Khi bộ đầu được rút từ lỗ mũi và trung tim bộ đầu đồng hít thì hơi thở trở thành ánh sáng. Khi quen rồi, chỉ biết thở bụng như trong lúc sơ sanh. Muốn biết giá trị của Pháp Luân Thường Chuyển thì hãy nhìn sự sống của con rùa, chỉ nhờ Pháp Luân Thường Chuyển mà sống nghìn năm. Pháp Luân Thường Chuyển cũng là thuốc trường sanh của Trời Ðất đã cung ứng nguyên khí cho chúng sanh an vui, rất cần cho sự sống hằng ngày. Cho nên người tu có đời có đạo là đầy đủ an vui. Không còn sự thiếu thốn suy tính lăng nhăng như người quên đi Trời Ðất và Ðạo là chỉ có dồn cục tham lam, thắc mắc và sân si. Biết được nguyên khí của Trời Ðất thì hít thở càng nhẹ càng quý. Bộ đầu khai thông thì chiều sâu càng ngày càng rộng mở. Sáng tức là thanh nhẹ. Sáng tức là quân bình, dũng mãnh tu tiến, quý trọng sự thanh cao, không chạy theo sự nặng trược, tự giải tỏa sự phiền muộn sái quấy.

Quý thương,
Vĩ Kiên
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
501. Ngày 18-08-1997. Người viết: Bạn đạo NSW
502. Ngày 06-05-1997. Người viết: PTT
503. Ngày 31-01-1997. Người viết: LTH
504. Ngày 25-06-1997. Người viết: NTMH
505. Ngày 02-06-1997. Người viết: NT
506. Ngày 13-07-1997. Người viết: V
507. Ngày 12-05-1997. Người viết: PKT
508. Ngày 09-04-1997. Người viết: LTHL
509. Ngày 27-02-1997. Người viết: NND
510. Ngày 05-01-1997. Người viết: MT
511. Ngày 22-12-1996. Người viết: KVD
512. Ngày 29-12-1996. Người viết: LNC
513. Ngày 31-12-1996. Người viết: L
514. Ngày 20-12-1996. Người viết: N,T
515. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 5)
516. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 4)
517. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 3)
518. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 2)
519. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 1)
520. Ngày 13-04-1997. Người viết: NVL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: