Thư đến: '... Trong lúc Soi Hồn, trong lúc niệm Phật, trong lúc Thiền Ðịnh mà chưa trụ lại tam tinh được và ý niệm dục và hành động dục cũng còn sờ sờ ra đó...'
Việt Nam, X, ngày 8 tháng 4 năm 1998

Kính thưa Thầy,
Ðúng 24 năm sau, lần đầu tiên viết thư kính gởi đến Thầy. Ðầu tiên con cúi đầu đảnh lễ về Thầy và cầu chúc Thầy và gia quyến được an khang và cầu chúc các anh chị đạo huynh vui vẻ và tiến trên con đường đạo pháp.
Thưa Thầy! Sau 24 năm con có nhiều khúc mắc mà con chứa đựng nó, không biết làm sao giải tỏa nên cầu xin Thầy ban hồng ân giải tỏa cho, với minh triết và thanh quang điển lành của Thầy hằng chiếu cố đến chúng con.
Về chuyện đời: Xưa kia con là một binh sĩ vô danh đi dự nhiều mặt trận với nhiệm vụ chỉ để cứu thương binh ngoài mặt trận (cơ quan tản thương Dustt-off 283rd US Army), thế rồi một ngày con bệnh tê liệt xụi bại toàn thân. Không hiểu nguyên nhân nào trong cơn bịnh tay chân con co rút lại, gân nhũn ra, xương mềm đi, cơ bắp chân trái teo lại, bàn chân trái ngay đơ không cử động được, xương chậu lại hở ra, cơ đùi phải lại mất, cơ bắp teo lại. Về tay trái lại bất động đau ba chỗ: Cổ tay xụi, khuỷu cùi chỏ mất cơ lõm vào, xương cánh tay hở với xương vai sa xuống khoảng 4 phân đong đưa. Bàn chân phải các ngón co quắp lại chẳng khác chân chim. Thưa Thầy! Nghiệp chướng con là thế mà con cũng phải cưu mang nó, chịu với nó, dằn vặt với nó, không biết là bao nhiêu phiền toái trong cuộc sống của con, tới đâu thì tới đối với bản thân con. Con chỉ phiền muộn về phần vật chất không làm sao giúp đỡ cho gia đình nhất là vợ con hy sinh từng giờ từng ngày buôn bán lần lựa qua ngày mong đắp đổi ngày hai buổi mong cho con được khôn lớn; Kính xin Thầy cứu giúp cho.
Về phần đạo pháp con cũng xin trình bày và cầu mong Thầy minh giải cho; Con tu cũng lâu rồi, sau hai năm bịnh hoạn con đã tu rồi cho đến bây giờ.
Thưa Thầy! Phần điển lực xung lên bộ đầu làm rung chuyển cả đầu, nhiều lúc điển phần nội tạng rút đi lên ngang phần thanh quản gần phát ra từ trong cuốn họng, trong lúc Soi Hồn, trong lúc niệm Phật, trong lúc Thiền Ðịnh mà chưa trụ lại tam tinh được và ý niệm dục và hành động dục cũng còn sờ sờ ra đó. Vấn đề này diễn đi diễn lại lâu khoảng 2 đến 3 năm nay. Thưa Thầy! Công phu bao lâu nữa, hay thế nào xin Thầy giải cho?
Vấn đề tiếp nhận điển lực ở nhĩ căn nó kêu báo một hồi dài hay ngắn tùy theo điển giới của một sự việc hay một vấn đề nào đó nó cũng diễn ra sự việc hay câu chuyện nhưng con không hiểu sự việc lúc tiếp nhận đến vài giờ sau hay cả 1 hay 2 ngày sau sự việc lại diễn ra. Sự việc này ra sao kính xin Thầy minh giải cho.
Trong tấm ảnh Thầy chụp có ghi Mười Ðiều Tâm Niệm con có thấy Thầy bắt ấn, con không hiểu ấn này tên gì và công dụng nó ra sao? Riêng phần con con mãi cứ thắc mắc: Khi con ngồi niệm Phật khoảng 5 đến 10 phút tay lại tự động bắt ấn như thấy Thầy bắt ấn vậy rồi lại chuyển đổi đôi tay luôn luôn bắt ấn, hết ấn này đến ấn nọ, tay con cố để trên đầu gối thế mà làm như có lực bắt phải thực hiện như vậy, trong lúc bộ đầu con cứ niệm Phật đều đặn. Kính xin Thầy minh giải điều này có lợi hay hại gì không? Và nó có ý nghĩa gì không? Có tác dụng gì không?
Phần Mật Niệm Bát Chánh con thấy có sự khác biệt giữa quyển Phương Pháp Công Phu bên ấy xuất bản và quyển Xuất Hồn của Cụ Tổ. Ðiểm niệm giữa Nê Hườn Cung đến Hà Ðào Thành có ghi (sách xuất bản Culver City), sách Tổ Sư không có. Ðiểm niệm từ Ngọc Chẩm đến Giáp Cốt sách Tổ Sư có ghi, sách bên ấy không thấy ghi. Vậy xin Thầy hiệu đính lại cho, hay có sự thay đổi ra sao xin Thầy giải thích cho.
Thưa Thầy! Phần mở cuốn Nhâm Mạch và Ðốc Mạch khi đang công phu nó có hiện tượng của bản thể như thế nào? Ngoài chuyện rút rút ở hai cái môi. Con cũng muốn tâm sự với Thầy nhiều hơn nhưng ngại mất nhiều thì giờ của Thầy đối với các anh chị khác. Xin cho con hẹn thư sau, khi nhận hồi âm của Thầy. Kính chúc Thầy vui vẻ và khỏe mạnh. Rất mong thư Thầy.

Con,
VH

TB: Về cách niệm Phật, niệm sáu chữ một hơi. Thưa Thầy một hơi ở đây là hít vào hay một hơi gồm cả hít vào thở ra. Kính xin Thầy giảng cho.
 
Thư đi:
VH con,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 8/4/98, được biết con đã mang tràn đầy thân bệnh từ trong sự tham dục mà ra. Tham dục quá độ có thể co rút thần kinh. Nếu thật tâm tu thì phải hướng tâm về điển giới thanh tịnh mà tu. Cho nên Vô Vi có phương pháp dùng ý niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, chứ không phải dùng hơi niệm Nam Mô A Di Ðà Phật để tự khai triển điển tâm, hướng về thanh tịnh mà tu. Niệm thường niệm, vô biệt niệm sẽ khai triển đại trí, tâm thức của hành giả sẽ hướng về không và sống trong nguyên lý Nam Mô A Di Ðà Phật thì mới quán thông được vạn vật đồng nhứt thể, từ có đến không từ không đến có, chiều hướng đi lên rõ ràng, cộng với Pháp Luân Thường Chuyển hiệp khí cùng Trời Ðất thì mới giải được trược khí trong nội tâm và thừa tiếp thanh khí mà tiến hóa. Tu theo Pháp Lý Vô Vi KHHBPP trong thực hành sẽ đạt tới trật tự từ giai đoạn một, chứ không phải dùng óc phàm suy luận thì sẽ không đi đến đâu. Một hạt giống cũng vậy, phải học nhịn nhục, sống trong lòng đất, nhiên hậu mới có cơ hội phát triển, ướm nở đi lên. Ở đời này hay dùng lý thuyết nói tràng giang đại hải, chưa bao giờ tiến tới lãnh vực thanh tịnh được, cho nên tâm đời hay phạm rồi tái phạm là vậy. Biết sai nhưng vẫn làm sai, kiếp kiếp luân hồi trong định luật nhân quả, sống trong sự sống cơ cực rồi than Trời trách Ðất mà thôi, chứ không hiểu được sự sống hiện tại do Ðấng Toàn Năng đã an bài đầy đủ tiến hóa từ nhịp một. Chịu tu, khai triển từ nhịp một thì sẽ không còn thắc mắc. Nếu tu, xưng danh tu mà thiếu thực hành, luôn luôn phải gút mắc vì sự thắc mắc không có lối thoát, vì thiếu trật tự mà thôi. Hiện nay con có khối óc, có thể xác, mỗi mỗi cũng đều do sự trật tự cấu thành của nhiều yếu tố mới hình thành, chứ không phải đơn giản đâu. Người đời nhìn được, thấy được, nghe được và hiểu được một khía cạnh nào đó, tưởng lầm là mình đã hiểu hết, cho nên quên đi sự gia trì tiến hóa của tâm linh, ngược lại tu hoài không tiến mà còn gây thêm sự xáo trộn của nội tâm, vì thiếu trật tự và thanh tịnh mà thôi. Hồn là sự sáng suốt. Sự sáng suốt luôn luôn làm chủ Tiểu Thiên Ðịa, phóng thâu nhiều điều bất trắc trong nội tâm. Sự sáng suốt hiểu được nguyên lý của mọi sự việc. Ngộ được pháp thì bình tâm thực hành đứng đắn, khai mở tâm thức thì mới cảm nhận được luồng điển diệu thanh của Ðại Bi chứ không phải động loạn than thở mà nhận được việc gì. Cần tu giải trong thanh tịnh mới tiến được. Con có Trời, có Ðất, có Ðạo mà chưa hiểu được Trời là gì? Ðất là gì? Và Ðạo là gì? Trời Ðất chưa minh nói đạo lúc nào cũng không ăn khớp, tự tạo sự bực mình cho chính mình, biến thành sự bế tắc của nội tâm. Cần thành tâm niệm Phật khai mở đại trí của chính con, nhiên hậu mới phán xét điều lành của Ðạo Pháp được. Nhớ Trời nhớ Phật thì phải nhớ nguồn gốc của mình từ đâu đến đây, thực hành chánh pháp mới thấy chính mình có cơ hội trở về nguồn cội. Nguồn cội là ánh sáng vô cùng tận. Nó là đường đi cuối cùng của hành giả Vô Vi. Trước mắt con đã thấy nguyên khí của Trời Ðất nuôi dưỡng con, ánh sáng của Nhật Nguyệt đang tận độ, trong đó có con. Cuộc sống của vạn linh là duy nhất. Hiểu được trật tự là sẽ không bị bế tắc. Nếu không hiểu được trật tự thì sẽ bế tắc và sân si mà thôi.
Việc bắt ấn này ấn nọ là luồng điển của Võ Phật đang điều khiển con, chứ không phải luồng điển chánh giác của Văn Phật. Văn Phật chỉ nhíp sáng mà thôi. Phương pháp công phu vẽ hình rõ ràng, không có gì thay đổi hết. Tám điểm đó không có bao giờ thay đổi, có vẽ hình đàng hoàng. Nếu người có điển thực hành Bát Chánh sẽ nhận định rõ rệt hơn. Thầy cũng có thực hành qua video.
Khi Nhâm Ðốc thông thì nhắm mắt thấy mình xuất ra khỏi thể xác. Còn hai môi ê ê như vậy là điển mới đang chuyển chạy.
Chúc con vui tiến.

Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
521. Ngày 08-12-1996. Người viết: NN
522. Ngày 12-01-1997. Người viết: NTKC
523. Người viết: CNQ
524. Ngày 27-01-1997. Người viết: TÐ
525. Ngày 02-08-1997. Người viết: ĐTK
526. Ngày 26-08-1996. Người viết: LCT
527. Ngày 20-03-1997. Người viết: NDH
528. Ngày 19-03-1997. Người viết: NDH
529. Ngày 18-12-1996. Người viết: NTHM
530. Ngày 30-12-1996. Người viết: LVC
531. Ngày 17-11-2000. Người viết: MT
532. Ngày 27-01-1998. Người viết: LKH
533. Ngày 22-11-2000. Người viết: PC
534. Ngày 05-11-1997. Người viết: C
535. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTTB
536. Ngày 10-11-1999. Người viết: TVT
537. Ngày 08-09-2000. Người viết: (dấu tên)
538. Ngày 10-12-1999. Người viết: PKA
539. Ngày 30-10-1998. Người viết: TQC
540. Ngày 12-04-1999. Người viết: NQ
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 23 24 25 26 [27] 28 29 30 31  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: