Thư đến: '... Con đã đi sai đường lối hành Pháp Lý để rồi hậu quả con đã gặt hái là bị cái cảm giác nhột nhạt ... Rất là khó chịu!'
T, ngày 11 tháng 1 năm 1998

Kính thưa Thầy,
Trước tiên con có vài lời thăm Thầy, sau là những thắc mắc con rất mong Thầy dạy bảo đặng con tự giải lấy.
Cách đây 3 năm rưỡi, con đã biết được Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp qua một người bạn làm cùng sở. Từ đó con đã thực hành không đều đặn trong một thời gian. Con đã không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực tập cũng như đã không nghe băng giảng của Thầy nhiều, cho nên con đã đi sai đường lối hành Pháp Lý để rồi hậu quả con đã gặt hái là bị cái cảm giác nhột nhạt tại dương vật và hậu môn rất là khó chịu! Ðặc biệt nhất là lúc con nói chuyện với bất cứ người nào thì cảm giác quái ác đó lại xảy ra tại dương vật và hậu môn. Từ đó con cố gắng thực hành siêng năng hơn, thêm vào đó con cũng đã thanh lọc và súc ruột nhiều lần nhưng đâu lại vào đó. Con sợ rằng nếu cứ tiếp tục súc ruột mỗi tuần trong một thời gian nữa thì bộ ruột sẽ yếu đi thêm. Con rất tha thiết mong Thầy giúp con để giải đi cái cảm giác khó chịu ấy.
Cầu mong Thầy được an khang mãi mãi.

Kính thương,
NL
 
Thư đi:
Manila, ngày 27 tháng 3 năm 1998

L con,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 11/1/98, được biết con đã tự hành sai, hướng hạ thay vì hướng thượng. Trong cơ tạng của chúng ta cấu thành bởi luồng điển tinh vi của càn khôn vũ trụ hình thành. Tu là phải giữ tâm hướng thượng, hiểu rõ nguyên lý của Trời Ðất, đã và đang nâng niu và xây dựng phần hồn tiến hóa. Không nên hướng ngoại, gây tham tạo dục cho chính mình thì luồng điển tim, gan, thận đều loạn xạ, mất trật tự. Muốn khôi phục tốt thì phải thành tâm hướng về Ðấng Di Ðà mà niệm Phật triền miên như vậy thì huyền bí nội tâm sẽ được khai mở lớn rộng và tiến hóa. Ðời là con đường eo hẹp, đạo là con đường lớn rộng, hư không đại định cũng do sự thành tâm của hành giả thì mới đạt được. Nếu ngược lại thì sẽ tạo động cho mình, và không có lối thoát.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
141. Ngày 07-12-1998. Người viết: T
142. Ngày 20-12-1996. Người viết: TTĐ
143. Ngày 15-01-1991. Người viết: T
144. Ngày 23-06-1996. Người viết: LVL
145. Ngày 01-12-1993. Người viết: NTT
146. Ngày 02-01-1992. Người viết: NVN
147. Ngày 22-12-1996. Người viết: LN
148. Ngày 27-09-1994. Người viết: HVN
149. Ngày 14-09-1994. Người viết: TTN
150. Ngày 29-12-1991. Người viết: LTT
151. Ngày 19-10-1994. Người viết: TTKP
152. Ngày 06-12-1991. Người viết: CTXH
153. Ngày 18-12-1992. Người viết: HKL
154. Ngày 15-12-1991. Người viết: PLL
155. Ngày 26-08-1992. Người viết: TAT
156. Ngày 25-09-1992. Người viết: HNĐ
157. Ngày 08-04-1992. Người viết: H
158. Ngày 26-11-1992. Người viết: TH
159. Ngày 14-12-1992. Người viết: TVP
160. Ngày 17-12-1992. Người viết: PTP
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 4 5 6 7 [8] 9 10 11 12  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: