Thư đến: '... Sao đến thiền đường BT thì bị khối âm đánh và công phu nặng nề và không nhẹ như công phu ở nhà họ?'
Câu hỏi và trả lời thư của TTNT từ VN, gửi ngày 16 tháng 5 năm 1997.

Câu 2: Lúc sau này có một số đệ tử của Lg, các bạn Pháp Lý Vô Vi thường gọi là Lg Ngầu, chủ thiền đường BTHG tìm đến các bạn PLVV để học hỏi và hành pháp lại. Có ba bạn đệ tử của Lg thắc mắc về hành vi của sư phụ họ, hỏi: "Sao đến thiền đường BT thì bị khối âm đánh và công phu nặng nề và không nhẹ như công phu ở nhà họ?" Nhiều bạn PLVV thắc mắc về bạn Lg này, xin Bé Tám minh giải và cứu giúp một số bạn lầm đường.
 
Thư đi:
Montréal, ngày 18 tháng 5 năm 1997, lúc 5:30 sáng.

Vui nhận được thư các bạn từ VN gởi đến.
Lúc này có một số người đến tìm PLVV là càng ngày càng thấy PLVVKHHBPP tự tu tự tiến trong thực hành thay vì nhờ đỡ và tạo sự mê tín cho chung. Cho nên họ mới đến tìm, để tìm phương pháp khai triển trực giác của chính họ. Tu là phải tự tu tự tiến, độc lập tiến hóa rõ ràng, không lệ thuộc bất cứ đời hay đạo, chính mình phát triển mới là thật người tu. Còn tu mà dụm ba nhóm bảy, nói chuyện thiêng liêng, nói chuyện mê tín dị đoan, ước mong được cứu độ tức là nuôi dưỡng lòng tham cũng không phát triển. Vì con ma lúc nào cũng đứng sát bên ta và chờ cơ hội nhập xác và phá hoại mà thôi. Cho nên đến đó bị nặng là mọi người đi sai đường!
Ðiển quang đi đúng đường, bước vào thiền đường chỉ có thanh nhẹ không có nặng ngực được. Phần ô trược túc trực trong nhà nó mới hoành hành phá hoại. Nếu chúng ta tinh tấn tu, niệm Phật đứng đắn theo đường lối của PLVVKHHBPP, tự giải tỏa tất cả những trược khí trong nội tâm nội tạng thì không có một con ma nào dám xâm nhập hết. Ở Việt Nam luôn luôn tạo những cảnh lầm đường là tại vì lúc tu không nghiên cứu cho kỹ khoa học huyền bí trong nội tâm của chính mình. Dùng sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật, niệm đúng theo băng giải thích của Bé Tám rõ ràng. Cứ việc trì niệm như vậy là giải tỏa tất cả những sự phiền muộn sái quấy trong nội tâm và không có ỷ lại nơi thể xác nữa, chỉ phát triển xuất phát đi lên mà thôi. Thì con người lúc nào cũng được thanh nhẹ, đứng trước hoàn cảnh nào cũng giải quyết được hết, mới là thật sự cứu khổ ban vui. Khổ là sao? Lầm đường là khổ, mà trở về với chơn chánh trực giác khai triển là không còn khổ nữa.
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
521. Ngày 08-12-1996. Người viết: NN
522. Ngày 12-01-1997. Người viết: NTKC
523. Người viết: CNQ
524. Ngày 27-01-1997. Người viết: TÐ
525. Ngày 02-08-1997. Người viết: ĐTK
526. Ngày 26-08-1996. Người viết: LCT
527. Ngày 20-03-1997. Người viết: NDH
528. Ngày 19-03-1997. Người viết: NDH
529. Ngày 18-12-1996. Người viết: NTHM
530. Ngày 30-12-1996. Người viết: LVC
531. Ngày 17-11-2000. Người viết: MT
532. Ngày 27-01-1998. Người viết: LKH
533. Ngày 22-11-2000. Người viết: PC
534. Ngày 05-11-1997. Người viết: C
535. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTTB
536. Ngày 10-11-1999. Người viết: TVT
537. Ngày 08-09-2000. Người viết: (dấu tên)
538. Ngày 10-12-1999. Người viết: PKA
539. Ngày 30-10-1998. Người viết: TQC
540. Ngày 12-04-1999. Người viết: NQ
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 23 24 25 26 [27] 28 29 30 31  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: