Thư đến: '... Cứu cánh tận cùng của Pháp Lý Vô Vi là gì?'
Utah, ngày 12 tháng 1 năm 1997

Thầy kính,
Con là H (NDH ở Salt Lake City, Utah). Khoảng sáu bảy tháng trước, con có cùng Thầy nói chuyện qua email về công phu tu tập khi hành giả đã tới thanh tịnh thì nên làm gì trong thanh tịnh đó?
Trong những lần nói chuyện ấy, Thầy đã nói một câu mà đã làm con suy nghĩ và viết bức email nầy. Thầy nói rằng: "Không nên bao giờ quên giây phút ban đầu, lúc mình còn bơ vơ không minh đạo". Người xưa có nói: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" và Thầy cũng từng nhắc nhở các bạn đạo:"Hợp thì ở, không hợp thì đi". Cho tới giây phút nầy, con vẫn chưa hiểu tôn chỉ Thầy và Pháp Lý Vô Vi.
Thầy có thể từ bi nói ra cứu cánh tận cùng của Pháp Lý Vô Vi là gì không? Nếu nói không được Thầy có thể Hét hoặc cho con ăn gậy cũng được.

Kính,
NDH
Salt Lake City, Utah
 
Thư đi:
Pháp Lý Vô Vi là phải tiến từ căn bản tiến lên. Nếu quên căn bản của đà tiến thì sẽ đi tới sai một ly đi một dặm. Làm người phải ăn cơm mới sống, tu thanh tịnh thì mới thấy điển khí của cả càn khôn vũ trụ đã và đang nuôi dưỡng nhơn sinh, từ thanh tịnh tiếp tục thực hành sẽ thấy rõ sự siêu giác của hành giả mà tự nhận thức quyền năng của Đấng Tạo Hóa là vô cùng. Cứ vậy mà tiến hành thì sẽ đạt siêu giác rõ rệt hơn. Siêu giác là làm thinh nhưng độ được bất cứ ở nơi nào. Chúng ta thử nhìn xem mặt trời chỉ là một cục lửa đỏ mà thôi, nhưng ánh quang sáng chiếu vô cùng tận, gọi là Nhật Quang Phật. Chúng ta mang xác phàm cũng là một cục đất nhưng chịu tu tiến và phát triển tâm linh, tương lai chúng ta mới thấy quá trình tu học của PLVVKHHBPP đã vượt qua từ giai đoạn một mà hình thành tới sự thanh nhẹ vô cùng phát triển từ tâm thức. Một bước chân đi một niệm hành; Triền miên như vậy thì sẽ thành đạt một ánh sáng vinh quang cứu độ quần sanh, dấn thân vô quái ngại. Vô Vi chỉ hành mới đạt. Thực hành mới rõ sự tiến hóa trong giá trị của sự siêu giác tâm linh. Đã nói tới vô cùng thì không nên cho ta là đủ. Nếu cho chúng ta là đủ thì tương lai sẽ không có đất dừng chân. Thanh tịnh như mặt trời, mặt trăng thì sẽ thấy diệu pháp ẩn tàng trong sự thanh nhẹ vô cùng.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
141. Ngày 07-12-1998. Người viết: T
142. Ngày 20-12-1996. Người viết: TTĐ
143. Ngày 15-01-1991. Người viết: T
144. Ngày 23-06-1996. Người viết: LVL
145. Ngày 01-12-1993. Người viết: NTT
146. Ngày 02-01-1992. Người viết: NVN
147. Ngày 22-12-1996. Người viết: LN
148. Ngày 27-09-1994. Người viết: HVN
149. Ngày 14-09-1994. Người viết: TTN
150. Ngày 29-12-1991. Người viết: LTT
151. Ngày 19-10-1994. Người viết: TTKP
152. Ngày 06-12-1991. Người viết: CTXH
153. Ngày 18-12-1992. Người viết: HKL
154. Ngày 15-12-1991. Người viết: PLL
155. Ngày 26-08-1992. Người viết: TAT
156. Ngày 25-09-1992. Người viết: HNĐ
157. Ngày 08-04-1992. Người viết: H
158. Ngày 26-11-1992. Người viết: TH
159. Ngày 14-12-1992. Người viết: TVP
160. Ngày 17-12-1992. Người viết: PTP
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 4 5 6 7 [8] 9 10 11 12  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: