Thư đến: '... vì tình trạng con của con bệnh tình ngày càng nặng nên con mạo muội viết thư và xin Thầy chỉ dạy phương cách nào để trị bệnh cho con của con'
G Đ, ngày 26/12/96

Kính Thầy,
Chúng con luôn nhớ đến Thầy và luôn thực hành những gì Thầy đã dạy. Con không dám làm Thầy bận tâm vì chúng con từ lâu, nhưng hôm nay vì tình trạng con của con bệnh tình ngày càng nặng nên con mạo muội viết thư và xin Thầy chỉ dạy phương cách nào để trị bệnh cho con của con. Hai năm trước Thầy đã thương và trị cho con của con, bệnh tình có khả quan, nhưng sau đó và kéo dài tới nay, căn bệnh càng nặng thêm. Mỗi lần bị động kinh lại mê sảng, vùng dậy đi lung tung, một chập mới tỉnh hẳn. Trong vòng tháng nay thì đêm đêm bị 3, 4 lần khá nặng, chúng con cũng không biết phải làm gì để giải cho con của con. Gần tháng nay con cho uống thuốc "magic tea" và đậu đen, nhưng vẫn chưa thấy kết quả. Mề đai nó đeo bị nám đen nhiều...
Kính xin Thầy chỉ dạy và con xin chúc Thầy được nhiều sức khỏe.

Con,
Q
 
Thư đi:
Pattaya, ngày 29/12/1996

T V Q,
Thầy đã nhận được thư của con viết không ký tên, không có biết được của ai và không có địa chỉ để hồi âm, nhưng Thầy cũng am hiểu bệnh tình của cháu. Vậy con nên tiếp tục viết thư nhờ cô B soạn thuốc mới để giúp cháu ổn định hơn. Không phải đeo phù hiệu mà hết bệnh, phải sửa thần kinh khối óc của cháu, thanh lọc đầy đủ thì nó mới được yên. Từ nay về sau, viết thư phải đề tên rõ ràng, địa chỉ rõ ràng. Viết thư không địa chỉ phúc đáp, làm phiền Thầy, không giúp đỡ con được. Vậy con nên bình tĩnh, làm việc đứng đắn rõ rệt, không nên làm chuyện cẩu thả như vậy, không thích hợp cho chính con và cũng không giúp ích cho Thầy được việc gì hết, chỉ làm rối loạn hai bên mà thôi. Đáng lẽ Thầy không phúc đáp những thư không địa chỉ, không có tên tuổi. Thầy chỉ trả lời như vậy mà thôi. Nếu có bệnh hoạn nên liên lạc với chị B và chị B sẽ có thuốc mới giúp đỡ cho cháu bình an. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
501. Ngày 18-08-1997. Người viết: Bạn đạo NSW
502. Ngày 06-05-1997. Người viết: PTT
503. Ngày 31-01-1997. Người viết: LTH
504. Ngày 25-06-1997. Người viết: NTMH
505. Ngày 02-06-1997. Người viết: NT
506. Ngày 13-07-1997. Người viết: V
507. Ngày 12-05-1997. Người viết: PKT
508. Ngày 09-04-1997. Người viết: LTHL
509. Ngày 27-02-1997. Người viết: NND
510. Ngày 05-01-1997. Người viết: MT
511. Ngày 22-12-1996. Người viết: KVD
512. Ngày 29-12-1996. Người viết: LNC
513. Ngày 31-12-1996. Người viết: L
514. Ngày 20-12-1996. Người viết: N,T
515. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 5)
516. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 4)
517. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 3)
518. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 2)
519. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 1)
520. Ngày 13-04-1997. Người viết: NVL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: