Thư đến: '... Tôi hành pháp theo giờ mỗi đêm ... Thấy xuất hào quang chiếu ánh sáng trước mặt...Chưa rõ sự gì ?'
VT, ngày 24 tháng 12 năm 1996

Kính thưa Ðức Thầy,
Tôi tên NVT 73 tuổi. Kính chúc phúc lành dâng lên Thầy và bửu quyến vạn thọ niên trường. Tôi có nhận thư Thầy ngày 5-9-95. Thầy đức độ từ bi thương xót chúng sanh mắc tội khổ biển trầm luân. Thầy mạng Ðế lâm phàm, cứu độ vạn dân cao chứng diệu quả vô lượng độ nhơn, đức độ tình thương vô lượng thậm thâm rộng mở, nếu không sớm gặp Thầy kiếm tìm dễ chi, được Thầy chỉ dẫn chúng sanh tu học Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp để tiến hóa con đường giải thoát. Chúng tôi tuy xa Thầy nhưng tình thương của Thầy lúc nào cũng nghe tiếng nói Thầy trong băng và sách bài vở để học tập, hành cho đúng lời Thầy chỉ giáo, chúng tôi quyết tâm tiến tu cho đến ngày viên mãn.
Kính thưa Thầy! Tôi hành pháp theo giờ mỗi đêm Thầy có hướng dẫn trong sách: Soi Hồn, Pháp Luân Thường Chuyển và Thiền Ðịnh; Tôi nghe trong người chạy rần rần từ chân lên đường xương sống lên, đầu thấy xuất hào quang chiếu ánh sáng trước mặt mấy lần mà tíc tắc. Tôi rất mừng vui, nhưng còn chưa rõ sự gì hệ trọng, kính xin Thầy giải đáp cho.
Kính thưa Thầy! Tôi gia đình vì hoàn cảnh khó khăn phải vô hột quẹt gas dựa lề ngoài lộ sau, thường bị đau cảm, kỳ này cũng đau cảm và chóng mặt, đi bác sĩ và vào bệnh viện nằm hết bảy ngày. Bác sĩ tầm không ra bệnh giờ đi chưa vững cũng mấy tháng nay rồi. Kính Thầy có định về Việt Nam không? Kính chúc Thầy phước thọ trùng tăng.
Tôi kính bút dâng lên Thầy ban ân.

NVT
 
Thư đi:
Manila, ngày 9 tháng 1 năm 1997,

Anh T,
Tôi vui nhận được thư anh, cho biết năm nay anh đã 73 tuổi rồi. Có sự hiện diện tại mặt đất này 73 năm, học hỏi không ít sự kích động và phản động của tình đời, bước vào khổ cảnh mới có duyên lành ngộ Phật Pháp để thực hành. Khi chúng ta tu Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp thì chúng ta chỉ hướng về phần hồn mà thôi. Hồn làm chủ thể xác, dứt khoát như vậy, không phải thể xác làm chủ hồn. Nên đêm đêm chúng ta tu thiền, Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Ðịnh, tức là khử trược lưu thanh, hòa với thiên giới trong thực hành thì phần hồn dứt khoát đi lên, đúng đường vô sinh bất diệt. Khi anh cảm thức được sự vô sinh thì chắc chắn chúng ta rời khỏi thể xác không có đau khổ. Cái xác là tạm trong kích động và phản động để giáo dục chúng ta trở về mà tu, dứt khoát như vậy, dù bệnh, có chết cũng chuyện thường mà thôi. Chúng ta quán thông được điều này và cương quyết lo tu. Soi Hồn ít nhứt một ngày ba lần, một lần nếu có thể làm 15 phút, còn không thì năm phút cũng được. Pháp Luân Thường Chuyển hít vô đầy rún, đầy ngực tung lên bộ đầu thì con người nó sẽ khỏe mạnh. Lớn tuổi dễ hấp thụ bệnh cảm, vì tất cả vi trùng thế giới năm nay như là vi trùng Liên Sô rất mạnh; Bệnh cảm khó thoát, phải chích ngừa mỗi năm, khoảng tháng 10 mỗi năm. Mỗi năm đều có một loại vi trùng khác nhau; Khoa học đã tìm ra và chứng minh cho mọi người, đốc thúc cho mọi người chích ngừa và tự cứu.
Chúng ta tu về Vô Vi là hướng tâm về thanh tịnh, về Trời Phật, về Ðại Bi mà hành sự. Chuyện lớn làm thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ làm thành không thì tâm mới an. Khi anh dốc lòng tu thiền, cảm thấy ánh sáng chiếu rọi do đâu. Ánh sáng do sự quy hội của ngũ tạng, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ đều có màu sắc riêng biệt hội tụ thành Mô Ni Châu xuất phát ra áng sáng hòa hợp với đại tự nhiên mà hành sự. Người tu Vô Vi mới có duyên lành này, nhưng mà khi có, chúng ta phải dốc lòng dứt khoát lo tu, thấy khả năng sẵn có của chính mình có thể xây dựng được một đường tiến sáng tới vô cùng. Ánh sáng vô cùng là biển yêu của Thượng Ðế, không có bị bão bùng nguy hiểm nợ nần, không có gì hết, chứng minh là chúng ta giải thoát, không bị đọa địa ngục. Cố gắng hành đi, thực hành đứng đắn! Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Ðịnh như vậy càng nhiều càng tốt. Khi rảnh chúng ta dùng ý niệm Phật mà hiểu được nguyên lý của Nam Mô A Di Ðà Phật cũng được thanh nhẹ. Nếu không hành được thì lớn tuổi, nằm một chỗ, dùng ý niệm Nam Mô A Di Ðà Phật.
NAM, cuối cùng của nó là thanh nhẹ, bật ra ánh sáng ngay trung tim chân màỵ
MÔ, chỉ rõ vật vô hình, trụ nơi trung tim bộ đầu chúng ta tỏa sáng.
A, luồng điển ngay thẳng trung tim của hai trái cật, cũng phát sáng.
Di, trụ hóa ba báu linh tinh khí thần nơi trung tim trước ngực.
Ðà, là màu sắc; Sắc vàng bao trùm khắp cả; Khi mà nhập định rồi thì cơ tạng phát sáng.
Phật, hay thanh tịnh ở nơi mình. Mình biết lấy chính mình, biết sự sai lầm của chính mình mà sửa.
Tu thì dũng mãnh sửa tiến chớ không có nuôi tự ái nữa. Sửa chỉ có tiến, không bao giờ bị lùi. Ý chí cứ như vậy cho đến giải thoát. Nhớ dặn gia đình: "Phải vui, khi đưa tôi đi bình an, chớ không có chuyện gì phải lo, không có chuyện gì là phải khóc". Sống được bấy nhiêu tuổi là đủ rồi, đi tới thọ như vậy mà biết được điển quang thì bước về điển giới mà hành sự. Tiến tới là không lùi nữa, dứt khoát tu như vậy mới tự cứu, chớ khi già rồi ai mà lo? Mình phải biết tự lo. Tôi năm nay cũng 74 tuổi, nếu đêm đêm tôi không hành thì không có lời giảng sáng suốt như vậy. Tôi hành mới đạt được thì tôi mới nói cho anh nghe. Cơ hội cuối cùng của chính mình: Nhân thân nan đắc, pháp nan ngộ; Mà ngày nay anh có được xác thân và biết được pháp để hành – khử trược lưu thanh thì chỉ có thiếu thực hành mà thôi. Dùng ý chí cương quyết dũng mãnh như vậy, để tự cứu mình, chớ chẳng có ai cứu mình. Phật không có cứu mình; Phật là giải thoát, giải nghiệp chướng của Ngài; Ngài mới trở về nơi đó, thì chúng ta bắt chước con đường đó đi, không nên nắn cái hình thờ rồi lại ỷ lại làm yếu thần kinh, rồi đốt nhang đốt khói làm ô nhiễm cơ tạng, mang bệnh không ai cứu. Cho nên chúng ta tu, dứt khoát lấy nguyên khí của Trời Ðất mà sống. Pháp Luân Thường Chuyển là quan trọng; Chiếu Minh cũng vậy, hít thở điều hòa, cơ tạng lần lần khôi phục, bởi vì lớn tuổi mới tu hành thành ra mất linh khí rất nhiều. Có vợ có con là mất linh khí. Bây giờ phải cố gắng tu, khôi phục lại được phần nào hay phần nấy, dù có chết đi nữa cũng ở nơi tần số cao hơn người không tu. Dũng mãnh chấp nhận như vậy, có luật của Trời Ðất, có luật nhân quả rõ ràng, chúng ta không có giết hại ai thì tâm thức chúng ta sẽ bình an trước khi ra đi. Chúc anh tâm thân thanh nhẹ.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
441. Ngày 29-04-1995. Người viết: CTL
442. Người viết: Y
443. Ngày 12-01-2001. Người viết: NTN
444. Ngày 03-11-2001. Người viết: MN
445. Ngày 08-05-0000. Người viết: C
446. Ngày 13-09-2001. Người viết: ĐTT
447. Ngày 12-09-2001. Người viết: TH
448. Ngày 20-06-2001. Người viết: LVT
449. Ngày 06-10-2001. Người viết: TTTT
450. Ngày 28-06-2001. Người viết: NVN
451. Ngày 05-01-2001. Người viết: HTH
452. Ngày 17-09-2001. Người viết: PC
453. Ngày 12-09-2001. Người viết: HH
454. Ngày 13-08-2001. Người viết: MH
455. Ngày 26-01-2002. Người viết: CPC
456. Ngày 14-08-2001. Người viết: Thiền Đường Dũng Chí
457. Ngày 03-08-2001. Người viết: TTTL
458. Ngày 19-07-2001. Người viết: TMĐ
459. Ngày 15-08-2001. Người viết: N
460. Người viết: Lương Sĩ Hằng
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 19 20 21 22 [23] 24 25 26 27  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: