Thư đến: '... Vợ chồng con đã tu được 15 năm nhưng mà còn tối quá'
Long Toàn, 26 tháng 2, 1992.

Kính gửi Ông Tám,
Con là PVĐ, 65 tuổi, vợ của con là NTB, 64 tuổi. Năm mới vợ chồng con để thăm Thầy, con có đôi lời để xin hỏi Thầy, con nhờ Thầy giải thích dùm là vì vợ chồng con tu nay đã được 15 năm nhưng mà còn tối quá, con kẹt lắm cho nên để nhờ Thầy ban bố điển lành cho vợ chồng của con, chớ đêm nào vợ chồng con cũng hướng thượng về bên Thầy. Thưa Thầy lúc này có thể hành thiền bốn thời được không? Con có hỏi bạn đạo ở bên này nói cho hành pháp có hai thời mà thôi, còn hai thời một là thời 12 giờ trưa không được hành, còn 6 giờ tối cũng vậy, không nên hành. Nay con có thắc mắc nhờ Thầy giải thích dùm con để hài lòng con, bây giờ tại sao con ngồi không được lâu, hễ ngồi có hơi lâu thì nó bắt khó chịu, cho nên không có ngồi lâu được. Còn cái pháp luân nằm thì không có đủ 78 cái, hễ hít được hai chập thì nó đi chừng một chút thì nó trở lại, chớ không phải là ngủ bởi vì con có kiểm soát nó cho nên con biết nó không phải là ngủ. Còn cái pháp niệm Phật trong một hơi thở nhưng mà nó có dẫn 6 cái luân xa hay là tập trung mà thôi. Nay con nhờ Thầy giải thích dùm cho con biết. Và nếu mà rụng răng hết công phu có thiệt hại gì không, nay con nhờ Thầy cho biết. Thưa Thầy, hành cái pháp Vô Vi không thờ cúng và không có đốt nhang được không nhờ Thầy cho biết. Thôi có bao nhiêu lời để con cảm ơn Thầy, con là đệ tử của Thầy, con chào Thầy. Con là PVĐ, vợ của con là NTB.
 
Thư đi:
PVĐ,
Con có thể thiền buổi sáng, 12 giờ trưa, 9 giờ tối, và khuya. Muốn thiền lâu, nên ăn chay, và ăn nhẹ buổi tối. Còn về niệm Phật, con dùng ý niệm Phật, chứ không phải dùng hơi thở để niệm Phật. Tu bằng trí bằng ý, chứ không phải tu hình thức bề ngoài. Ngồi thiền không lâu là vì lo chuyện bên ngoài. Tu là ăn thua ý chí thiện lành hướng về Đức Phật, chứ không phải tu bằng xác. Rụng răng cũng tu được, mà ở hoàn cảnh nào cũng tu được. Kính chúc bác vui khỏe.

Quý thương,
LSH.
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
501. Ngày 18-08-1997. Người viết: Bạn đạo NSW
502. Ngày 06-05-1997. Người viết: PTT
503. Ngày 31-01-1997. Người viết: LTH
504. Ngày 25-06-1997. Người viết: NTMH
505. Ngày 02-06-1997. Người viết: NT
506. Ngày 13-07-1997. Người viết: V
507. Ngày 12-05-1997. Người viết: PKT
508. Ngày 09-04-1997. Người viết: LTHL
509. Ngày 27-02-1997. Người viết: NND
510. Ngày 05-01-1997. Người viết: MT
511. Ngày 22-12-1996. Người viết: KVD
512. Ngày 29-12-1996. Người viết: LNC
513. Ngày 31-12-1996. Người viết: L
514. Ngày 20-12-1996. Người viết: N,T
515. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 5)
516. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 4)
517. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 3)
518. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 2)
519. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 1)
520. Ngày 13-04-1997. Người viết: NVL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: