Thư đến: '... cố gắng nghe theo lời Thầy dạy từng chấm phết cũng như ngày xưa con đã nghe theo phúc âm Đức Jesus'
O , ngày 29/11/1990

Thầy kính mến,
Con rất mừng khi nhận bức thư đầu tiên của Thầy, con tưởng không thể có được vì Thầy bận quá, không ngờ Thầy không bỏ một ai đến với Thầy, con đội ơn Thầy.
Con sẽ hết sức cố gắng nghe theo lời Thầy dạy từng chấm phết cũng như ngày xưa con đã nghe theo phúc âm Đức Jesus. Ngày nay con mới hiểu rằng có rất nhiều điều thiếu không nhắc đến như cái pháp làm sao làm chủ bản thể và phát ánh sáng như Đức Jesus thường bảo: "Ta Là Ánh Sáng", con cứ tự hỏi trong lòng và vừa rồi con chợt hiểu là thời đó có nhiều đạo ở trong thành Jerusalem như đạo Do Thái, các bậc trưởng lão tu sĩ thời đó cũng cực đoan như các tôn giáo ngày nay nên làm sao Đức Jesus phổ biến rộng rãi được, đến ngay cả người chép Phúc Âm cũng không biết. Nay con gặp Thầy con thấy đâu có khác gì Đức Jesus đâu. Thầy dạy có luật nhân gì quả nấy, Đức Jesus có dạy ai đong đấu nào thì người ta đong lại đấu nấy. Ngài còn dạy thêm đừng làm dịp cho anh em phạm tội xúi đẩy người ta sân si là mình cùng đồng tội chọc cho người này ghét người kia là tội do mình trước, mà Thầy có nói chính ta sai chứ chẳng ai sai.
Tại sao con càng soi hồn con càng thấy rõ Đức Jesus và Thầy cùng có một giáo lý, nhưng Thầy chỉ rõ hơn trong cái pháp này, từ nay con rất yên tâm sống chết cũng theo cái pháp này thôi, nếu con có chết nguyện xin tu tiếp cho đến khi con gặp lại tri kỷ tâm giao Thầy và Đức Jesus.
Khi con công phu thì con chưa thở lúc nửa đêm được vì hay ngủ quên, con giận mình, con đi tắm lại cho tỉnh táo rồi cũng ngủ quên khi thở đến hơn 10 cái, con thật ù lì mà không hiểu tại sao con được cái đầu ê ê mát rút như có kiến bò, con không tin cứ rờ hoài trên đó, ngồi trên xe buýt con tập trung niệm Phật thì gật gà mê đi đến khi tới nơi thì tỉnh, con lại tức mình ham mê ngủ, chắc con còn dâm tánh và tham mê nhiều.
Xin Thầy giúp con hiểu và công phu sao cho tinh tấn hơn. Con có vài thắc mắc sau đây, xin Thầy giải giùm con:
Thanh tịnh là trạng thái làm sao?
Làm sao để đạt được thanh tịnh?
Thở Chiếu Minh nằm và Pháp Luân Thường Chuyển khác nhau làm sao?
Tại sao nằm thở thôi mà cơ tạng thay đổi được? Vì nằm còn hưởng thụ, nằm quên đi đếm tới đâu rồi, ngồi thở phải tỉnh hơn là nằm phải không?
Con ngồi tịnh thả lỏng tập trung lên đỉnh đầu vậy mà thấy rút hơn là soi hồn là tại sao?
Đây là tháng thứ ba con công phu pháp này, con đã hiểu thế nào là ánh sáng, con thấy ánh sáng đẹp hơn là ánh sáng ban ngày, ánh sáng không chói mắt mà êm dịu lâng lâng thiên tính chứ không như bóng đèn. Có một lần con thấy bật lên một hàng bóng đèn từ trên mái tóc xuống trán, con mừng vì biết rõ mình hơn. Thầy nói rất đúng con người là một tiểu thiên địa, tiểu vũ trụ, một linh căn xuống trần để tu tiến.
Bây giờ là cái trán con ê ê, đỉnh đầu mát rút nhiều lần trong ngày, con sung sướng với cái niềm vui bí mật này, con dạy cho thằng bé con của con nó tu.
Con còn quên nói cho Thầy là khi con mang mắt kiếng thì mắt kiếng con bị nhòa vì hơi nước phía trong, nhiều lần ở trong nhà cũng vậy, con mới hiểu là con thở hơi ra khắp cả châu thân, ra cả mắt, ra cả lỗ chân lông, ra đỉnh đầu, ra tiểu tiện và đại tiện. Bây giờ khi không nằm thở chiếu minh con cũng thở như vậy luôn, răng con cũng bị ê ê như trán và đỉnh đầu, tại sao vậy hay con còn bệnh gì?...
Tuyết đang rơi ngoài trời, con vẫn luôn luôn giữ contact với tình yêu thương của càn khôn vũ trụ, tuyết đến với tất cả mọi người ngay cả lúc mọi người không nhớ đến, vì nhiễm trần nên con người phải vong ân bội nghĩa với thiên địa nhân, càn khôn vũ trụ, con thổn thức bồi hồi tiếc nhớ và ăn năn liên lĩ và cảm tạ liên lĩ vì tình thương cao cả đại từ bi, nước mắt rưng rưng con nhìn vạn vật đang im lìm trong sự ấp ủ của Cha Trời Mẹ Đất, hồn tan hòa trong tình con đẻ với vạn vật trong một đại gia đình.
Dâng lên Cha bài thơ hối hận
Dâng lên Ngài khúc hát yêu thương
Dâng tất cả lúc quên ô nhiễm
Dâng hết lòng tiếng nức nở Nam Mô...

Kính bái,
Thăm thẳm nhớ thương,
LPY

Trước khi đi ngủ là hai mẹ con cùng soi hồn và thở. Nó lạy 12 lần, thở cũng 12 lần, sợ cho nhiều nó chán bỏ, con nương từ từ bắt lên, sau này thấy nó công phu mà xấu hổ vì mình không bằng nó.
Khi nào Thầy đi đâu, Thầy cho con xin biết địa chỉ để liên lạc với Thầy, con ở Ottawa có một mình lên xuống Montreal khó khăn vì không có ai gửi gắm chú bé của con, bỏ nó ở nhà đi hoài tội nghiệp, sợ nó bị nạn.
Kính mong Thầy luôn khỏe mạnh để dìu dắt chúng sanh bơ vơ không biết lối về. Tình yêu nào cũng hy sinh đau khổ đến thí mạng mình, chết cũng thương sống cũng thương. Chữ tu và chữ thương hình như đồng nghĩa phải không Thầy?
Con xin đảnh lễ Thầy trong tâm. Giáng Sinh mùa này con cầu xin cho mọi người đạt mục tiêu để không phụ lòng Thầy. Xin cho người người biết khóc nhiều vì tội lỗi mình và hối hận ăn năn sám hối để rữa sạch tâm ma, xin cho tình thương nở trong lòng thanh tịnh để hàn gắn sự ngăn cách với Thượng Đế. Xin cho chiếc cầu và Thầy vững chắc để chúng con nhờ Ngài mà bước vào cung Thánh hào quang. Thương thương thật là thương, cùng về với nhau trong hoan lạc an vui, phải không Thầy?
Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật - Nam Mô A Di Đà Phật - Nam Mô A Di Đà Phật Vạn Vật Thái Bình.

Kính bái,
Diệu diệu nhớ thương,
LPY

TB: Con có gửi 1 cái thư nữa bên Thiền Viện Hai Không, sợ không đến nên gửi thêm cái này nữa. Mong Thầy nhận được hết 2 cái.
 
Thư đi:
Oroville , ngày 12 tháng 12 năm 1990

Y,
Thầy vui nhận thư con đề ngày 29/11/1990, được biết con hồi tâm trên đường tu học rất nhiều.
Được biết Chúa là phước, mà trọn hiểu nguồn gốc của Chúa mới tiến, đó là chơn lý bất di bất diệt. Muốn tìm hiểu rõ rệt hơn thì phải tìm nguồn gốc sanh hạ của chính con vốn không đời cũng không đạo, chỉ tùy duyên thực hành trong chơn thức mà thôi thì con sẽ thấy rõ đại từ bi là gì, tức là nhất trần bất nhiễm, ở trong vũng bùn cũng tiến hóa thành hoa sen thơm tho và diệu ngọt được. Đó là một triết lý có thật, nơi nào cũng tìm thấy cả. Ngày hôm nay con tung phá bộ óc tiến về thực chất của ánh sáng từ bi thì con sẽ được sống mãi trong tình yêu thương của Chúa. Xem lại tình đời đều là một giả ảo mà thôi, nhưng biết học thì mới gặt hái được sự quý báu của tâm linh, dũng mãnh thực hành tiến tới và sẽ không ngừng nghỉ trong sự ổn định. Vui thay và lành thay, con vẫn được cơ hội truy tầm chơn lý và tự phá mê phá chấp qua nguyên lý đang thực hành. Đời nay có gì quý hơn và có mấy ai đã lãnh hội? Con nên vui lên để sống nhịp nhàng trong điện năng kinh mới mà tiến thân. Tu là cảm thức rõ rệt thì ở một góc nào cũng có thể tu được, chứ không cần đòi hỏi gần bạn đạo. Cần gần sự thanh tịnh của chính mình hơn. Lúc nào bộ đầu của con hướng thượng, hướng về trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ, đó là con sẽ được gần người bạn thương yêu nhất của con.
Còn về việc đi làm, chung đụng với nhân sanh cũng là một cơ hội cho con được đọc cuốn kinh sống động từ mỗi tánh tình khác nhau. Điện năng đi xuống hay là đi lên, càng ngày càng thấu đáo và rõ rệt hơn nữa. Khi bị thẩm tra, xuống địa ngục, cũng gọi tên thật của cha mẹ đặt ra mà thôi. Vì sao? Vì tên ấy là sự âu yếm của cha mẹ kết thành, cho nên không bao giờ bị phai lạt được. Thầy sẽ đi Úc Châu và sẽ không đủ thì giờ để liên lạc nữa.
Chúc con vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
101. Ngày 20-02-1994. Người viết: LTL
102. Ngày 30-07-1994. Người viết: VVH
103. Ngày 08-06-1994. Người viết: LTT
104. Ngày 15-12-1993. Người viết: LHN
105. Ngày 23-10-1994. Người viết: HH
106. Ngày 29-11-1990. Người viết: LPY
107. Ngày 31-07-1994. Người viết: PTH
108. Ngày 16-10-1994. Người viết: LL
109. Ngày 09-07-1990. Người viết: TTV
110. Ngày 15-12-2001. Người viết: TTTT
111. Ngày 30-07-1994. Người viết: TVQ
112. Ngày 10-03-1999. Người viết: PTT
113. Ngày 20-12-1996. Người viết: TQL
114. Ngày 20-03-1996. Người viết: LSĐ
115. Ngày 07-01-1992. Người viết: PBL
116. Ngày 07-03-1994. Người viết: LVĐ
117. Ngày 16-11-1990. Người viết: TLT
118. Ngày 16-06-1990. Người viết: VTKD
119. Ngày 01-12-1994. Người viết: TBK
120. Ngày 02-12-1999. Người viết: NTL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 2 3 4 5 [6] 7 8 9 10  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: