Thư đến: '... Có phải người thiền lâu ngồi gần người mới thiền thì thấy khó chịu hay là họ không thích nhau?'
Depew, 05/08/90

Kính thưa ông Tám,
Con là người mới tu thiền và cũng đã được nghe băng của ông Tám giảng và video, con nghe lời giảng ông Tám rất là chí lý và con mong là tất cả bạn đạo đều thấm nhuần với lời giảng của ông Tám.
Thưa ông Tám, con chưa hề được ngồi tại chỗ mà nghe ông Tám giảng và cũng chưa hề được gặp ông Tám nhưng con vẫn hằng mong là tất cả bạn đạo xa gần luôn luôn ghi nhớ lời ông Tám giảng.
Và sau đây con có một câu hỏi và nhờ ông Tám giải thích dùm con.
Thưa ông Tám con xin ví dụ A và B. Thưa ông Tám ông A biết thiền và cũng nghe băng của ông Tám và con không biết là ông A đã mở huệ hay chưa! Còn ông B người mới tập thiền và chưa có mở huệ. Nhưng khi ông A ngồi gần ông B thì ông A than là: “ Tại sao mà ngồi gần ông này thì thấy trược kinh khủng, không chịu được?”.
Thưa ông Tám, trong khi đó thì ông B vẫn điềm nhiên ngồi chung nói chuyện không có ý gì là bực bội.
Thưa ông Tám, có phải người thiền lâu mà ngồi gần người mới thiền thì họ cảm thấy khó chịu, hay là họ không thích nhau?
Kính thưa ông Tám, mỗi khi ông Tám thuyết pháp cho tất cả bạn đạo xa gần đến nghe, mà tất cả bạn đạo ngồi gần ông Tám thì được ông Tám ban cho thanh điển và trược của bạn đạo đâu có làm cho mất thanh khí điển của ông Tám ban cho.
Như vậy là làm sao để nhờ ông Tám giải thích cho con được hiểu. Xin trân trọng đội ơn ông Tám.
Con xin cầu chúc Ơn Trên hộ trì để ông Tám dìu dắt cho tất cả bạn đạo mới cũng như cũ tu cho đắc quả.

Kính,
NTT
 
Thư đi:
Montréal, ngày 23/10/90

TT
Ông Tám đã nhận được thư của con đề ngày 05/08/90, được biết con đang trên đường truy tầm chơn lý.
Nói về con đường nặng nhẹ, ông Tám xin phân tích như sau:
a) Người tu theo đường lối của Vô Vi tham thiền đúng và nhiều giờ thì điện năng của người ấy sẽ được thanh nhẹ hơn người không có thiền. Cho nên khi ngồi gần người không thiền, người đã thiền cảm thấy nặng trược vì người không thiền điện năng họ không có thể thanh nhẹ được. Họ chỉ dùng lý đời, nghe chịu không nổi, cho nên người tham thiền cảm thấy nặng mà thôi. Đó là nguyên lý của điện năng. Còn người có thiền mà nghĩ xấu cho một người khác thì điện năng của họ cũng phải bị trì xuống nặng nhọc. Bởi vậy cho nên ông Tám thường nhắc nhở người mới tu phải ý thức rõ Vô Vi là gì. Vô là không, vi là nhỏ nhất cũng không. Trong không mà có, lúc nào cũng nhẹ nhàng và thoải mái cả. Điện năng trong người nhẹ thì đầu óc con người nhẹ. Điện năng con người nặng thì đầu óc con người nặng vì lo âu và khối thần kinh bị dấy động.

b) Lấy tâm đời mà xét thì người trong đạo phải vui với nhau, nhưng mọi người có một duyên nghiệp khác nhau, có một tâm trạng và trình độ khác nhau, không thể giống nhau được. Cho nên phải mượn lời chơn lý để thức tâm hành giả trong khi ngồi chung, tự nó sẽ khai mở thức hòa đồng sẵn có ở bên trong, thì mới nhìn lại tình huynh đệ thật sự được. Còn về đời người nào cũng có tánh nóng và bực bội cả. Tại sao? Thưa tại vì nó chưa ổn định và khai mở, cho nên ông Tám thường nói cảnh đời là bãi trường thi, mọi người phải dự phải học và sẽ tiến tùy theo lãnh vực sẵn có. Không nên chê đời mà mất đạo và chê đạo cũng mất cả đời. Sự tương quang đó không khác gì bóng với hình. Con mới tu, con phải nghe nhiều cassettes, chính ông Tám đã học hỏi nơi nhiều người từ những câu hỏi độc đáo đến lời phê phán trong chơn tâm của mọi người mà ông Tám đã lãnh hội đến ngày nay. Chỉ biết học và tiến mà thôi. Con mới vào học, nên học cho hết lý, nghiên cứu cho kỹ và thực hành cho đúng, thì con sẽ nhận ra con là học viên của cả càn khôn vũ trụ. Con sẽ khai thức vô cùng và thương yêu tất cả mọi người. Thấy đời rất quý, đạo càng quý hơn, lúc đó con sẽ sống trong cơ luật đời đạo song tu sẵn có. Vui trong thanh tịnh và cởi mở.
Vạn sự khởi đầu nan, phải học và tìm tòi thì cái óc mới mở. Chúng ta đều có điện năng trong cơ tạng. Khai mở khối óc chẳng còn si mê và không sợ bất cứ những sự kích động và phản động từ đâu đến. Khi chúng ta sống thẳng vào điển giới thì mới thấy rõ chơn lý. Một cọng rau con đang ăn cũng do điện năng của vũ trụ cung ứng. Sự di động của cơ tạng của con hiện tại cũng nhờ điện năng của vật thể và tự nhiên cấu trúc hình thành. Con phải hiểu điều này mới nhận thức ra thể xác của con là một bộ luật do Trời sắp đặt. Nếu con làm sai là con tự hủy. Nếu con làm đúng thì con sẽ hưởng được hạnh phúc cả vũ trụ, đời lẫn đạo.
Chúc con vui tiến.

Quý thương,
LSH
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
441. Ngày 29-04-1995. Người viết: CTL
442. Người viết: Y
443. Ngày 12-01-2001. Người viết: NTN
444. Ngày 03-11-2001. Người viết: MN
445. Ngày 08-05-0000. Người viết: C
446. Ngày 13-09-2001. Người viết: ĐTT
447. Ngày 12-09-2001. Người viết: TH
448. Ngày 20-06-2001. Người viết: LVT
449. Ngày 06-10-2001. Người viết: TTTT
450. Ngày 28-06-2001. Người viết: NVN
451. Ngày 05-01-2001. Người viết: HTH
452. Ngày 17-09-2001. Người viết: PC
453. Ngày 12-09-2001. Người viết: HH
454. Ngày 13-08-2001. Người viết: MH
455. Ngày 26-01-2002. Người viết: CPC
456. Ngày 14-08-2001. Người viết: Thiền Đường Dũng Chí
457. Ngày 03-08-2001. Người viết: TTTL
458. Ngày 19-07-2001. Người viết: TMĐ
459. Ngày 15-08-2001. Người viết: N
460. Người viết: Lương Sĩ Hằng
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 19 20 21 22 [23] 24 25 26 27  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: