Thư đến: '... Tôi là một người có đầy những lem luốt, thói hư tật xấu... Tôi tha thiết muốn làm một người chí nguyện có được không?'
TP HCM, ngày 23/1/82

Kính gởi ông Tám,
Nhận được thư của ông Tám, tôi hết sức vui mừng. Hiện nay cơn đau sạn thận của tôi đã qua. Công việc làm ăn tuy còn bấp bênh nhưng tương đối khá hơn lúc trước. Niềm tin đã trở lại.
Nhiều lúc ngẫm nghĩ cuộc đời này buồn vui ham muốn rồi chán nản lẫn lộn, không một chuyện gì vững bền; Nhưng sao tôi vẫn bị sắc đẹp làm điên đảo, vẫn bị sân lấn áp.
Thưa ông Tám! Tôi phải làm thế nào để vượt qua hai chướng ngại trên? Hơn nữa, sống giữa cuộc đời tranh giành để sống thì làm sao trì giới được? Nếu giữ giới thì sao kiếm được tiền để nuôi bản thân và gia đình? Vì thế, biết con đường đạo là trong sạch, nhưng hoàn cảnh bó buộc, cứ mãi mê đi tìm danh lợi. Tôi luôn nguyện cầu Ơn Trên cho tôi một căn nhà nhỏ, một phương tiện sinh kế chính đáng để tôi yên tâm tu hành, ăn uống đạm bạc và giúp đỡ mọi người. Tôi muốn theo ông Tám đi khắp nơi trong công việc truyền giảng pháp Vô Vi.
Kính thưa ông Tám! Một lần nữa, tôi xin cảm ơn ông Tám đã trả lời thư của tôi, gởi cho tôi một tấm ảnh. Không những riêng tôi, mà ông Tám phải viết thư cho bạn đạo khắp thế giới và luôn luôn thuyết giảng cho mọi người. Tôi nhớ lại những ngày ông Tám ở VN, buổi sáng ở Phú Lâm, đạp xe ra Hòa Hưng hoặc trưa ra thiền đường NB ngồi, để chỉ ngồi nghe giọng nói của ông Tám đủ để đầu óc sáng suốt và thanh tịnh.
Tôi có đọc sách bên hội Thông Thiên Học, báo trước có Ðức Di Lạc xuống thế gian và có nghe các đạo giáo tại VN cho biết Hội Long Hoa đã gần kề. Kính thưa Ông Tám! Những điều đó, theo ông Tám có đúng hay không? Và mọi người phải chuẩn bị như thế nào để chào đón Ngài ấy? Bao giờ các bạn đạo ở VN mới gặp lại ông Tám, thưa ông Tám? Nếu có thể, xin ông Tám cho biết thời khóa biểu hằng ngày mà ông Tám đang thực hiện. Ông Tám hiện có ăn chay trường hay không? Ðiều ăn chay trường này có nên khuyến khích đối với bạn đạo hay không? Ở VN ai có kinh nghiệm về Pháp Vô Vi, có khả năng xuất hồn được? Xin ông Tám có thể cho biết để tôi và các bạn đạo hỏi trực tiếp được không? Giữa cuộc đời vật chất mịch mù này, nếu biết được ngoài thế gian này còn những cảnh giới khác thì có lẽ niềm tin vào đạo giáo sẽ vững mạnh hơn.
Kính thưa ông Tám! Về phương pháp thực hành PLVV, nghe nói lời nguyện có thay đổi. Thời gian Soi Hồn bao nhiêu là tốt nhất? Thời gian thiền là bao nhiêu? Sau khi thiền, không làm động tác xả thiền có được không? Trong khi sinh hoạt trong đời sống, muốn định tâm cho thanh thản, phải làm thế nào?
Hôm nay ngày 23, ngày đầu xuân sắp đến, nhớ lúc trước ông Tư có mượn xác của Ông Tám để nói chuyện với bạn đạo. Nhớ những buổi ngồi thiền ở thiền đường Hòa Hưng những ngày sau cùng, có một bạn đạo hỏi một câu mà ông Tám có trả lời, nhưng chưa thỏa đáng, không biết ông Tám có nhớ hay không? Dù ông Tám đã xa bạn đạo ở VN, nhưng ông Tám vẫn thường nói: "còn Trời, còn Ðất, còn Ta, là còn thái bình". Lời nói đó đã tạo cho tôi niềm tin và tiếp tục tập thiền vào mỗi tối, trừ những lúc không có điều kiện để tập.
Kính thưa ông Tám! Việc ăn uống có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Phải ăn những thức ăn gì và có thể theo một nguyên tắc nào để hỗ trợ trong lúc tu thiền?
Kính thưa ông Tám! Tôi là một người có đầy những lem luốt, thói hư tật xấu. Tôi nhận thấy con đường đạo là thanh tịnh, tôi muốn tiến bước trên đường đạo để tiến lến chỗ giải thoát. Tôi tha thiết muốn làm một người chí nguyện có được không? Có lẽ bức thư này đến Canada thì ông Tám vẫn còn đi giảng đạo Ðông Nam Á chưa về.
Mùa xuân lại đến, xin chân thành kính chúc ông Tám tiến mãi trong việc truyền dạy pháp Vô Vi đến mọi người.

Kính thư,
HVH
 
Thư đi:
Montréal, ngày 6/6/82

Kính gởi anh H,
Tôi đã nhận được thư, được biết anh vẫn vui khỏe và đang tự vượt qua mọi trở ngại của tâm đời. "Còn Trời, còn Ðất, còn Ta", câu nói này anh vẫn nhớ, nhưng nó đáng cho anh phân xét rõ rệt hơn.
Chúng ta hiện tại vẫn còn một thể xác hòa hợp với cả càn khôn vũ trụ, hơi thở vẫn chuyển giải tâm can từ giây từ phút. Sự thanh nhẹ đó vẫn là hạnh phúc sau khi vật lộn với đời. Có khó thì mới thấy rõ khả năng sẵn có của nhân loại. Càng thấy rõ mình thì càng thấy rõ khả năng của Ông Trời là vô cùng tận tiến hóa không ngừng. Từ cát bụi cho đến cỏ cây, cầm thú và loài người vẫn đang được cùng sống trong lẽ âm dương sanh tồn, nằm trong định luật Sanh Trụ Hoại Diệt, Trời Ðất giao cảm không ngừng. Việc của loài người không bao giờ hết. Tiến hóa mãi mãi mà không hay. Vạn linh đồng tu tiến trong tinh thần kích động và phản động. Càng ngày càng lớn tuổi mới thấu đáo sức hồi sinh của tâm linh là vô cùng. Cảnh thái bình sẽ trở về với nhân loại, sau sự thức giác của cơn nhồi quả hiện tại đang xuất phát trong tâm thức của loài người.
Cảnh thiên đàng hay địa ngục thì cũng do tâm mà ra. Chúng ta là con người có tâm, có khối óc, nên tự lập lại trật tự trong chu trình tu học học thì chúng ta mới cảm giác rõ rệt là sự thanh tịnh và sáng suốt là cứu cánh của tất cả.
Cảnh đời là một trường đại học của tâm linh. Học bài thì phải trả bài thì mới thấy rõ luật Quân Bình của tâm thức. Tu mà ý tưởng đạt tới không không gian, không thời gian thì chả còn chay hay là mặn. Người tu chưa đạt thì dùng chay hơn là dùng mặn. Việc này rất dễ ta thử dùng chay xem có nặng hơn mặn không. Nếu ăn chay nhẹ hơn và con người hiền hòa hơn thì nên ăn. Còn ăn mặn mà tăng gia cường loạn thì ta nên ngưng. Sự so sánh mọi sự việc đều do tâm thức đo lường mà thôi. Ăn chay thì tránh được nghiệp sát.
Ý chí của người tu học thì phải thực tế và tự gánh chịu và phán xét rõ rệt. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc là vậy. Sự liên hệ của thể xác này với càn khôn vũ trụ không bao giờ xa nhiều được. Nếu ta bình tâm phán xét thì ngoài thể xác này còn có một cảnh huyền vi vô cùng tận. Chúng ta phải nhìn nhận rằng Hồn là chủ thể xác, chứ thể xác không phải là chủ của phần Hồn. Nếu muốn sớm rời khỏi thể xác này thì không nên nghĩ quá khứ, không đặt khởi điểm ở tương lai, tâm bất tồn. Giữ lấy chữ không mà tiến hoài thì sự thanh tịnh và sáng suốt sẽ được sớm quy về căn bản đời đời bất diệt.
Ở đời này không có gì có thể thắng ý chí và sự cương quyết của chính mình. Chúng ta từ trong mọi trạng thái mà có thì chúng ta phải hòa tan với mọi trạng thái mà định. Tu tại thị thì mới thật sự là người tu. Mỗi mỗi đều ở trong trược mà đạt tới thanh. Từ trong ngu mà đạt tới sự khoa học văn minh hiện tại. Quán thông thì chẳng có chỗ nào động cả.
Kính chúc anh vui khỏe và sớm thức tâm trở về với sự Quân Bình của nội thức.
Nguyên lý Nam Mô A Di Ðà Phật là chìa khóa để mở tất cả.

Kính thư,
LSH
OngTamDocThu
 
Vài thư đi thư lại mới đây
621. Ngày 01-12-1981. Người viết: LVN
622. Ngày 05-01-1982. Người viết: VHT
623. Ngày 03-12-1981. Người viết: LTH
624. Ngày 10-01-1981. Người viết: VTS
625. Ngày 15-12-1981. Người viết: THH
626. Ngày 25-01-1982. Người viết: TH
627. Ngày 02-12-1981. Người viết: HNH
628. Ngày 02-12-1981. Người viết: LPQ
629. Ngày 10-01-1982. Người viết: LKQ
630. Ngày 24-11-1981. Người viết: NTK
631. Ngày 10-01-1982. Người viết: P
632. Ngày 27-11-1981. Người viết: VÐ
633. Ngày 07-12-1981. Người viết: NTH
634. Người viết: PH
635. Ngày 22-08-1998. Người viết: KX
636. Ngày 17-01-1998. Người viết: LTB
637. Ngày 26-12-1997. Người viết: NT
638. Ngày 23-04-1998. Người viết: NTL
639. Ngày 01-00-1997. Người viết: CTM
640. Ngày 30-04-1998. Người viết: T
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 28 29 30 31 [32] 33 34 35 36  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: