Thư đến: '... Ngày xưa còn nhỏ, con vẫn thấy Ba tối tối ngồi tịnh, sao ba không được như Chú?'
SG, ngày 10/01/82

Chú Thiếm kính mến,
Lần đầu tiên con viết thư kính thăm gia đình chú, chắc chú thiếm cũng chưa sao nghĩ ra cháu, bởi cháu ít khi về Sài Gòn. Lâu lắm, cháu mới về thăm được ba và anh em. Con hiện đang ở bên vợ, theo nghề cỏn con qua nghề dạy học. Nay con về SG, trước thăm ba, thăm mộ má, và anh em và gia đình quen biết ở Sài Gòn.
Ba con lúc này làm ăn kể ra cũng được, ba con vẫn khỏe mạnh như lúc nào.
Một sự tan nát đau thương nhất cho gia đình là sự ra đi của má con và em V. Nay em H cũng đã rời khỏi gia đình để theo chồng, một lỗi lầm tai hại cho em con. Hiện giờ em H vất vả qua ngày với người chồng mà ba xem như người xa lạ. Hậu quả này con cho là hoàn toàn do việc đối xử của Ba. Em H đi lấy chồng mà Ba ra thật nhiều điều kiện. Nào là mày đừng về nhà này nữa, cha con kể như hết v.v...
Còn nhiều lắm, con không thể nói ra hết được với chú ở đây. Một sự tàn nhẫn đè lên một đứa con gái bồng bột non trẻ và kém may mắn này. Nếu còn má chắc em không vướng đau khổ này. H ra đi để trốn cái không khí lạnh nhạt của Ba. Còn anh T có lẽ con không kể ra làm gì. Ngay cả bản thân con cũng đã nhận quá nhiều sự nguyền rủa của ba. Con không biết làm sao vì dầu sao ba cũng là cha đẻ của mình. Mặc ông nói gì thì nói. Ngày xưa còn nhỏ, con vẫn thấy ba tối tối ngồi tịnh, sao ba không được như chú. Ba còn quá nặng nề về thế giới hữu hình này. Vật chất là tất cả. Ba không thể nào nhẹ nhàng bước vào đường đạo được. Không có một sự hỷ xả nào trong tâm hồn ba. Con nghe anh em con than nhiều về ba.
Ba lãnh đồ của chú thật nhiều, nhưng anh em con có ai hưởng được đâu. Nay con về mới nghe anh em nói. Khổ quá, lẽ ra chú gởi, ít ra ba cũng cho anh em chút đỉnh đồ mừng quà của chú, bán sạch cất gọn những đồ chú gởi hôm trước. Sau con định viết một lá thư để thăm chú thiếm và chị Tuyết, không hiểu sao ba biết được. Ba hỏi: "Này, có xin quà chú không?". Con buồn quá. Một sự đánh giá quá thấp cho con. Thôi con liền đành gác lại. Con nghĩ con là cháu ruột của chú, đi đâu ai cũng hỏi thăm về chú Tám.
Ảnh hưởng của chú quá lớn, con mừng thầm cho con có người chú như vậy. Tại sao mình chẳng bao giờ liên lạc học tập với chú? Rất tiếc con biết quá trễ về chú. Có lẽ rồi đây con chỉ được đọc thư xem hình chú thôi. Thư con viết cho chú thiếm cũng đã quá dài. Con xin gác bút và cầu chúc gia đình chú thiếm được nhiều may mắn.

Cháu của chú,
LKQ

TB: Lúc nào chú gởi cho con hình và bài học đầu tiên về đạo cho con. Chú đừng gởi quà gì cho con vì cuộc sống con vẫn đầy đủ. Con còn cho thêm anh em nữa là khác. Con rất mong thư và hình của chú.
 
Thư đi:
Manila, ngày 27/1/82

Q con,
Chú đã nhận được thư con đề ngày 10/1/82, được biết con vẫn bình an và lo trau dồi đạo đức.
Còn về việc gia đình thì các con nên cảm ơn Ba hơn là oán trách. Mỗi chúng sanh tại thế đều có bài học của chính nó. Ác thiện phân minh. Ba của các con đã cho các con tình thương thuở bé và đã và đang cho các con bài học tâm linh: Tức để tiến đó thôi. Có biết khổ thì mới biết rõ cha đã khổ với con.
Ba các con vẫn phải học như các con. Giữ của thì sẽ bị khảo. Có không, không có là chuyện thường tình. Các con nên vui lên để học nhẫn trong giai đoạn này. Hồn của mọi người đều bất diệt cả. Học xong bài học Sanh Lão Bệnh Tử Khổ rồi cũng ra đi. Không nên trách một ai bằng tự trách.
Ba của các con bị nghiệp nặng nên luôn luôn học khổ, dù lúc giàu cũng như lúc nghèo. Chú thì khác. Chú đã sống hẳn vào tâm linh chẳng còn chấp mê nữa. Chú phải học nhẫn và thực hiện từ bi thì mới xứng đáng một đứa con tâm linh của Thượng Ðế. Khi con hiểu được tất cả là một bài học thì con lại càng vui sống với cơn vày xéo của đời. Nhờ nó chúng ta mới thấy rõ giá trị của hạnh phúc đời đời của tâm linh.
Chúc con vui khỏe.

Chú của con,
LSH
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
301. Ngày 19-01-1996. Người viết: MN
302. Ngày 31-07-2001. Người viết: TĐDC
303. Ngày 13-11-2001. Người viết: NHT
304. Ngày 15-08-2001. Người viết: N
305. Ngày 30-01-2001. Người viết: NTTM
306. Ngày 01-10-2000. Người viết: NTTB
307. Tháng 05-2001. Người viết: HM
308. Ngày 15-06-2000. Người viết: VH
309. Ngày 07-08-2000. Người viết: TVMH
310. Ngày 15-07-2000. Người viết: LBC
311. Ngày 18-06-2000. Người viết: VVP
312. Ngày 11-10-2001. Người viết: XV
313. Ngày 01-06-2000. Người viết: PM
314. Ngày 30-09-2000. Người viết: X
315. Ngày 07-01-2000. Người viết: LTPD
316. Ngày 02-09-2000. Người viết: NN
317. Ngày 06-08-2000. Người viết: TVP
318. Ngày 17-07-2000. Người viết: TĐT
319. Ngày 20-06-2000. Người viết: BNN
320. Ngày 12-09-2000. Người viết: HH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 12 13 14 15 [16] 17 18 19 20  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: