Thư đến: '... Con còn chuyện tình duyên nam nữ đang chi phối quá nặng nề trong người con...'
TP HCM, ngày 2/12/81

Kính thăm Thầy,
Lần đầu tiên con viết thư đến hầu thăm Thầy, lòng con nghe rạo rực nôn nao một cái gì khó tả, nhưng trong đó con cũng cảm thấy xấu hổ với Thầy, với sự lo lắng của Thầy cho con. Lý do trên đường công phu luyện đạo của con còn kém quá. Cộng lại con còn chuyện tình duyên nam nữ đang chi phối quá nặng nề trong người con. Con đang yếu đuối trước tình yêu nam nữ này.
Thầy ơi, người con yêu không ai xa lạ với Thầy, người đã được Thầy dìu dắt châm cứu và dạy dỗ. Ðáng ra con chưa làm nổi, con sợ mang tiếng phản bội sở khanh và con sợ những ngày còn lại của đời con, có biết còn nguyên vẹn chăng hay bị trả quả tình duyên còn nặng nề hơn. Còn tiến đến chuyện vợ chồng, con cố gắng đừng sanh con mà chỉ sống vừa là tình bạn, vừa là tình vợ chồng. Hai chúng con cố tu, dìu nhau, giúp nhau tu theo nghĩa đời đạo song tu có được không?
Con kính xin Thầy hóa giải hay cho ý kiến dạy chúng con. Hiện tại con đang vất vả để sống và con cũng đang cố gắng công phu. Thầy giúp kinh tế cho con, con rất biết ơn Thầy.

Kính chúc Thầy được vạn an.
LPQ
 
Thư đi:
Manila, ngày 28/1/82

PQ,
Thầy đã nhận được thư con đề ngày 2/12/81, được biết con đang phát triển trong trược giới.
Tất cả đều là bài học nhưng khả năng là ý chí vô cùng tận. Còn chuyện tình duyên thì Bề Trên không bao giờ cấm cản một ai. Ðó là quyền tự do cá nhân của các con. Yêu là khổ. Chịu học khổ thì mới nên. Không nên vì tình yêu mà ghen tương và tự tạo con đường tăm tối mất hẳn sự sáng suốt thì là điều đáng tội. Kinh tế không vững làm sao se duyên. Yếu hèn thì sẽ bị trược hút. Trược là gì? Trược là sự tăm tối đó thôi. Thầy không có quyền xen vào sự mong muốn của cá nhân, nhưng Thầy có phận sự đóng góp những gì Thầy đã thâu lượm được mà thôi:

Tình trường là cánh đồng hoang
Ðố ai vào đấy khỏi sa lệ sầu.

Mong con sáng suốt và chúc con vui khỏe.

Thầy,
LSH
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
501. Ngày 18-08-1997. Người viết: Bạn đạo NSW
502. Ngày 06-05-1997. Người viết: PTT
503. Ngày 31-01-1997. Người viết: LTH
504. Ngày 25-06-1997. Người viết: NTMH
505. Ngày 02-06-1997. Người viết: NT
506. Ngày 13-07-1997. Người viết: V
507. Ngày 12-05-1997. Người viết: PKT
508. Ngày 09-04-1997. Người viết: LTHL
509. Ngày 27-02-1997. Người viết: NND
510. Ngày 05-01-1997. Người viết: MT
511. Ngày 22-12-1996. Người viết: KVD
512. Ngày 29-12-1996. Người viết: LNC
513. Ngày 31-12-1996. Người viết: L
514. Ngày 20-12-1996. Người viết: N,T
515. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 5)
516. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 4)
517. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 3)
518. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 2)
519. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 1)
520. Ngày 13-04-1997. Người viết: NVL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: