Thư đến: '... xong đến nay con thấy còn mang trong lòng một sự bất ổn hoang mang...'
SàiGòn, ngày 4/10/81

Kính thưa ông Tám,
Ðây là lần đầu con viết thư cho ông Tám, kính nhờ ông Tám giải đáp thắc mắc cùng chỉ dạy cho con rõ hơn về đạo pháp.
Con tu theo pháp lý đã gần một năm nay, chỉ chứng được chút ít sự kỳ diệu của nội tâm và bản thể, xong đến nay con thấy còn mang trong lòng một sự bất ổn hoang mang.
Trước tiên là vì mỗi đêm, để dậy thiền đúng giờ, con nhờ má kêu. Nhưng lúc sau này má con nói, muốn kêu con rất khó, vì con ngủ mê phải kêu nhiều lần và nghe con trả lời rất bực tức rồi ngủ tiếp, mặc dù con không bỏ thiền một ngày nào. Nhưng chính con nhiều khi không hay mình trả lời gì, hoặc má kêu lúc nào. Chỉ nhớ mơ mơ màng màng đến khi tỉnh hẳn thì tự trách tại sao lại dãi đãi như vậy. Dù con cố đi ngủ sớm để chuẩn bị sự thiền tốt. Ðến khi ngồi vào thiền, con Soi Hồn xong qua Pháp Luân, hít được một hai hơi là con mê ngủ đi rất nhanh, hoặc ngã người tới phía trước ngủ luôn. Trong khi trước đó con hãy còn tỉnh lắm. Trong lúc ngủ như vậy, tay chân con cựa quậy tùm lum mà con không ý thức chủ động được mình. Cũng có nhiều khi có nhiều hình ảnh câu chuyện xảy ra lộn xộn trong trí con như mỉm cười, mà khi tỉnh dậy con vẫn nhớ mang máng.
Cũng như có hôm thay vì Thiền Định, con ngồi ngủ như vậy thì con nhớ có thấy ngồi nói chuyện với ông Tám, ngồi ở trên tư thế giống như trong hình ông Tám ngồi cầm xâu chuỗi vậy, và kế bên con cũng có một người mà con không nhớ là ai. Khi tỉnh dậy, con chỉ nhớ được như vậy chứ con không nhớ đã nói gì với ông Tám. Trước khi thiền con cũng tập làm trợ luân nữa. Hôm nào tập lâu từ 20 phút trở đi, là con thấy nặng ngực lắm, và vào ngồi thiền khó khăn và nặng nề hơn.
Hôm nào ngồi không đàng hoàng đâu ra đó như vậy, sáng ra con rất buồn vì thấy mỗi đêm cũng thức dậy, cũng có công ngồi mà không kết quả, vì làm không đúng, Pháp Luân không đủ lực lượng mà chỉ có ngủ không hà.
Con có tập ngủ ngồi được hai tiếng mấy sau khi thiền. Ngủ trong tư thế Thiền Định bây giờ cũng đã quen dần, nhưng có hôm cũng ngã xuống ngủ hoặc được dựa lưng, duỗi thẳng tay chân ra lúc nào, hoàn toàn không hay biết. Có khi tỉnh dậy, cổ con mỏi nhừ vì quẹo qua một bên lâu quá và hai hàm răng ê nhức, vì có lẽ cắn mạnh quá trong lúc ngủ. Tất cả những trạng thái nói trên của con có sao không ông Tám? Xin ông Tám giải thích từng hiện tượng cho con và con phải làm cách nào để hết.
Con sợ trễ quá. Mấy lúc sau này, bình thường có lúc cả bộ đầu con dợn lên nổi gai ốc, hơi ê và có cảm giác nhẹ như được xách lên. Con không biết tại sao và lúc trước đều đặn 2, 3 tuần một lần, thiền xong, nằm ngủ, con thấy người rần rần, rồi thấy mình bay ra rất rõ ràng, đi tới nhiều cảnh và nhiều người rất lạ. Có khi nghe tiếng nói bảo này kia.
Con sợ lắm, cố kềm giữ răng kề răng, niệm Phật mà miệng con như cứng lại. Có khi liên tiếp 5, 6 ngày như vậy. Bây giờ con không còn tiếp tục thấy như vậy nữa. Có phải con bị thụt lùi và chậm trễ không ông Tám? Ðêm hôm mùng hai Tết, được đảnh lễ Ðức Kim Thân Cha, cho đến nay, mỗi khi nghĩ đến Cha và đọc bài giảng của Cha và ông Tám, là nước mắt con cứ muốn chảy, và có khi ngồi tức tưởi khóc ngon lành. Con cứ muốn khóc hoài hà, không biết như vậy có hại hay không?
Nhiều khi đọc sách, con gặp nhiều sự kiện mâu thuẫn nhau quá, làm con cũng phân vân không biết nghe đàng nào và bỏ đàng nào đây. Con lấy ví dụ như trong một số tài liệu thì bảo là: "Nên lo cho bản thân của mình trước, không lo tu thì ta khổ chứ đâu có ai khổ dùm ta", hoặc :"Lo cho người khác thì sẽ động không tốt". Nhưng trong một số tài liệu khác thì lại bảo: "Tu rồi thì phải biết quên mình, hy sinh cho kẻ khác phục vụ kẻ khác, giúp đỡ và dẫn dắt họ. Phải nằm trong cái khổ để hiểu cái khổ của người khác". Ðại khái là như vậy và con nên nghe theo cái nào?
Bây giờ con đang học bài tình cảm và con cố gắng học xong để được lên lớp, và lòng con đã quyết không để hướng vọng và động loạn vì những chuyện đó. Nhưng con cũng cảm thấy áy náy khi thấy mình làm cho người khác buồn khổ vì mình, tự dưng mình đến đem cho người ta những vày xéo rồi quay đi, như vậy con có phải là người vay tình cảm của họ không? Và con có phải trả không, thưa ông Tám? Ðây là những suy nghĩ và thắc mắc chân thành của con. Kính mong nhờ ông Tám chỉ dạy hầu có thể giải toả bớt sự lo lắng của con.
Cảm ơn ông Tám rất nhiều, và kính chúc ông Tám, gia quyến cùng các đạo hữu hải ngoại tiến mãi không ngừng trên đường đạo.

Con,
M
 
Thư đi:
HongKong, ngày 25/2/82

KM,
Ông Tám đã nhận được thư con đề ngày 4/10/81 từ Canada chuyển đến.
Ðược biết con vẫn vun bồi ý chí tu học. Còn về phương thiền thì con có phần mở trên bộ đầu, vậy con nên thiền bất cứ lúc nào, không cần phải lựa giờ giấc. Phải tập soi hồn và chiếu minh nhiều hơn để giải trược. Ban ngày có rảnh, nhớ co lưỡi răng kề răng niệm Phật, tập trung trên trung tim bộ đầu và hướng thẳng về trung tâm sinh lực của cả càn khôn vũ trụ. Khi con có điển thì con sẽ được sáng suốt. Lúc ấy, con sẽ có cơ hội giúp đỡ người khác thì nó mới đúng theo nguyện vọng của người tu Vô Vi là đời đạo song tu.
Có đời thì chúng ta mới thấy rõ sự tiến bộ của tâm đạo. Ý chí tiến hóa vô cùng của hành giả Vô Vi thì phải luôn luôn tự vun bồi thì mới thấy rõ phần Hồn là bất diệt. Hồn làm chủ thể xác chứ không phải xác làm chủ Hồn.
Cho nên, khi con được đọc những bài giảng siêu nhiên, thì con sẽ thấy cảm động vô cùng, là đã tự ngộ trong tâm thức mà rơi lụy. Sau khi khóc xong lại sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Khi biết được Hồn là bất diệt thì chẳng còn sợ sự động loạn nữa, quyết tâm trở về với sự thanh tịnh và sáng suốt, thì sẽ giải quyết tất cả từ đời lẫn đạo.
Chúc con vui vẻ và tiếp tục xây dựng ý chí vô cùng sẵn có của chính con.
Tháng 3, ông Tám sẽ trở về Canada.

Ông Tám - LSH
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
501. Ngày 18-08-1997. Người viết: Bạn đạo NSW
502. Ngày 06-05-1997. Người viết: PTT
503. Ngày 31-01-1997. Người viết: LTH
504. Ngày 25-06-1997. Người viết: NTMH
505. Ngày 02-06-1997. Người viết: NT
506. Ngày 13-07-1997. Người viết: V
507. Ngày 12-05-1997. Người viết: PKT
508. Ngày 09-04-1997. Người viết: LTHL
509. Ngày 27-02-1997. Người viết: NND
510. Ngày 05-01-1997. Người viết: MT
511. Ngày 22-12-1996. Người viết: KVD
512. Ngày 29-12-1996. Người viết: LNC
513. Ngày 31-12-1996. Người viết: L
514. Ngày 20-12-1996. Người viết: N,T
515. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 5)
516. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 4)
517. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 3)
518. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 2)
519. Ngày 16-05-1997. Người viết: TTNT (câu 1)
520. Ngày 13-04-1997. Người viết: NVL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: