1. Làm sao thương yêu nhau hơn và tu thành đạo chứ không giành đạo - Quan trọng là ta biết thương yêu ta  checkbox
  Hỏi : (Xin Thầy dạy chúng con) thương yêu nhau, dìu dắt nhau trong cái con đường tu đạo, đừng có chấp, đừng mê, đừng làm những gì thương tổn...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên, năm trăm cuốn băng Thầy nói đều hết rồi nói tất cả phải làm thế nào để đạt đạo. Cái thứ nhất quan trọng là phải biết thương yêu và...
2. Mổ xẻ cắt xén bộ phận cơ thể có ảnh hưởng đến việc tu không - Hồn tu lên tầng lớp khác thì bận đồ khác, nói chuyện khác  checkbox
  Hỏi : Những người bệnh, chẳng hạn như là họ mổ hay cắt xén một bộ phận nào trong người họ tu có bị ảnh hưởng gì không? tức là, khi Thượng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không có mất! Mở huệ thì cái điển nó còn anh thấy cái tay này chặt, thấy không? làm cái tay giả; mấy thằng cha tay giả nó ngứa, nó gãi cái bàn tay giả...
3. Hít vô bụng rất lớn và thở ra bụng ép rất sát - Dâm nhiều mất trung khí  checkbox
  Hỏi : Khi con thở thì bụng con rất lớn và khi thở ra thì nó ép vô rất là sát. Xin hỏi Thầy: hít vô bụng, thở ra lớn nhiều chừng nào tốt chừng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đúng! Con làm rất đúng, không có sao hết không có sai chút nào hết, đó là càng ngày càng mạnh, đúng không? càng ngày càng mạnh. Con thử con có vợ, con dâm...
4. Mỗi câu mỗi chữ trong Lời Nguyện là mấy luồng điển có chấn động khác nhau - Người tu sống đơn giản  checkbox
  Hỏi : Mình niệm tới chỗ Cực Lạc Thế Giới Quan Thế Âm Bồ Tát rồi mới tới Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ họ hỏi con như vậy. Nếu như vậy là đẳng...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không phải đâu! Cái đó mấy luồng điển, người ta mấy luồng điển cũng có trật tự của Càn Khôn Vũ Trụ mà niệm như vậy cũng có sự chứng minh của...
5. Niệm Phật tam huê trụ đảnh - Ngứa là dâm tánh  checkbox
  Hỏi : Mình niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật trên đầu ... là tốt hay là mình niệm, chẳng hạn như là hít vô...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không, cái chậm đó là khác, bây giờ, sau này chỉ chú ý ngay trung tim bộ đầu thôi. Niệm như vậy đấy, niệm liên tục ở trên bộ đầu ấy, nó tốt hơn....
6. Tu rồi ảnh hưởng người khác như thế nào  checkbox
  Hỏi : Thưa Thầy, Thầy dạy là “Ông tu, ông đắc, bà tu, bà đắc!” Nếu mà mình tu xong rồi có ảnh hưởng đến người khác nghĩa là như thế...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Ảnh hưởng đến người khác là những cái vong linh mà những cái phần hồn ... mấy cục thịt mà mình ăn đây này mấy chục kí lô ở trong này nè, nó liên...
7. Ấn Di Đà - Cảm giác người bổng lên - Đổi nhân tướng và pháp tướng  checkbox
  Hỏi : Con thấy ánh sáng một thời gian nhưng sao có lúc con ngồi rảnh, con ngồi thường thôi à, thí dụ học bài hay gì con thử nhiều khi đọc sách...
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Cho nên con có ấn chứng đây này, ấn chứng tròn ở trán này, con hiểu chưa? Đó là ấn chứng của luồng điển Di Đà mà con đã niệm Phật đó! Cái đó nó...
8. Thở chiếu minh ngủ quên - Chiếu minh làm nhiều được, trị nhiều bệnh  checkbox
  Hỏi : Mình nằm thở Chiếu Minh đó, mình đang thở cái ngủ quên rồi dậy nó có hại không?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Không sao! Dỗ ngủ không sao.
Bạn đạo: Dạ, còn như là mỗi ngày thở Chiếu Mình thì Thầy nói ít thì chừng một ngày ba lần hay hai lần. Ừ,...
9. Soi hồn và làm Pháp Luân Thường Chuyển một lúc có được không?  checkbox
  Hỏi : Soi Hồn, làm Pháp Luân Thường Chuyển cùng một lúc có sao không Thầy?
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Đâu có được. Nó tức ở trong đó: Soi Hồn là Soi Hồn; thở thường. Pháp Luân Thường Chuyển, người ta hít cho đầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu,...
10. Thầy kể chuyện Ông Tư làm bùa và trị bệnh cứu người  checkbox
  Hỏi : Thầy kể chuyện Ông Tư làm bùa và trị bệnh cứu người - Ông Hai Sa Đéc vẽ bùa Ngũ Lôi. (câu hỏi bị mất trong băng, tạm ghi)
  Đáp : [nghe/xem] - [download]   - ArrowFromIcon
Bạn Đạo: Thầy kể chuyện Đức Ông Tư
Đức Thầy: Cái gì ông nói hết cũng được. Phi công tới nói chuyện với ổng ông nói chuyện về...
 
của tổng cộng 668 Câu vấn đáp (được phổ biến)
[1] 2 3 4 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
Master in 1980s
 
 
 
Súc ruột
 
Hỏi: Tại sao phải súc ruột cho nó gầy đi?   -  ArrowFromIcon
Đáp:
download [mp3]
 
Không phải súc ruột cho nó gầy đi, súc ruột để thức tâm, để thấy cái miệng mình ác thiệt! Cái miệng mình là cộng tác với cái ruột, ăn mà nhai không kỹ, áp chế cái ruột càng ngày càng phình lên; rồi nó ép lấy cái gan, rồi nó ép lấy cái tim. Ép cái gan, khi mình nói những lời bất chánh với vợ con, mình gây gổ mà mình không muốn: bị cái ruột nó ép cái gan thành ra mình tánh nóng bất thường. Khi mình đọc cuốn sách mình thấy hết hồn! Tại sao tôi nóng như vậy? Nhưng mà không có biết cái nguyên lý: vì con người có hai trăm thước vuông cái ruột, mà nó -đồ thực phẩm- nó vô nó dồn nhiều quá thành con người nó phải đứng thẳng lên, ngay thẳng lên. Nhưng mà cái bụng nó phình lên là trong đó nó chứa nhiều quá, nó không có chỗ chứa nữa nó mới phình ra thì tự nhiên nó phải đi làm cái việc của nó: nó ép tới gan, rồi ép tới cái bọng đái luôn, rồi ép tới cái tim luôn, rồi là máu cao! Thì bây giờ súc ruột cho nó thanh nhẹ nó mới hòa hợp với nguyên khí cả Càn Khôn Vũ Trụ thì cái tâm thức nó mở, cái lượng từ bi nó mới sáng thêm. Cho nên vì lý do đó người ta phải đi đúng luật là không có mập phì vậy; và ăn cho nhiều, không tốt! Ăn ít mà tiêu hóa tốt thì điện năng nó mới dồi dào Cho nên ăn uống: ăn cơm với rau bốn tiếng đồng hồ tiêu, mà ăn cơm với cá là mười hai tiếng đồng hồ tiêu thì chúng ta chọn cái nào hay hơn? Làm cho cái bộ phận ruột nó được yên ổn thì cái bộ răng phải nhai kỹ, hợp tác với cái ruột. Khi mình ăn mình nhai kỹ, nhai bốn chục lần mình nuốt, hòa tan với nước miếng nuốt thì hỗ trợ cho cái ruột tốt. Cái ruột làm việc chỉ có bóp thôi, mà mình bắt nó quá, nó bóp không nổi; nó càng ngày nó càng yếu, nó phình ra là nó bị tê liệt, thần kinh bị tê liệt! Cho nên, những chỗ súc ruột mà người ta có nghiên cứu, người ta nói rõ là bị sưng ruột, thần kinh sưng. Mà khi mình súc rồi, nó nhẹ rồi, người ta, khi người ta rờ tới cái ruột nó hơi ê ê, đó là cái thần kinh mình nó ổn định lại, thần kinh không bị tê liệt. Cho nên, thần kinh với ruột là quan trọng lắm! Người già chừng nào thì cái lụa ở trong ruột nó càng ngày càng đóng, chìm. Khi chúng ta đổ ly nước ở trong cái ly đó mà chúng ta không rửa cái ly thì càng ngày nó càng dầy thêm; mà chúng ta rửa rồi thì cái lụa ở trong đó nó sạch. Cái lụa ở trong đó nó có cả triệu cái lỗ, nó hút những cái chất nhờn của thực phẩm để nó cung ứng cho ngũ tạng thì chúng ta khỏe mạnh; mà chúng ta càng ngày càng ép nó thì nó không làm việc được thì chúng ta phải sanh bệnh.

Bạn đạo: Dạ thưa, quý vị hỏi về tại sao lại súc ruột? Cơ quan chúng tôi có quen với một người họ chuyên giải phẫu các tử thi, thì thường thường cái ruột già của một người đường kính vào khoảng 250cm nhưng mà nhiều cái người mà giải phẫu tử thi đó, mà nó cắt cái ruột già của mấy người chết đó ra nhiều khi chỉ còn lại có 1cm thôi! Vì chung quanh thành nó bị đóng, sau bao nhiêu năm bị đóng và cái đường kính của nó bị thu nhỏ lại.

Cho nên con người trên 30 tuổi nên đi súc ruột cho nó sạch, không có hại gì hết. Súc ruột ít lần thì nó khỏe mạnh trong người, thấy vui. Không làm không biết, làm rồi mới thấy cái giá trị. Chính tôi nói ra là tôi dấn thân làm rồi, tôi súc cả bảy, tám chục lần, tôi khỏe mạnh; mà con người tôi nó trẻ, da mặt tôi nó láng, tốt hơn hồi xưa nhiều lắm!

 
--- oOo ---
 
 
right-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
 
Ghi Chú:

Trang Vấn Đáp này đang được cập nhật thường xuyên. Mọi ý kiến đóng góp, yêu cầu, hay thắc mắc, xin thư về chúng tôi qua địa chỉ info@vovilibrary.net. Đa tạ.

Tìm:
>> Advanced Search