Thư đến: '... Có câu chú của Phật như vầy: Nam Mô Bát Nhã Ba La Mật Đa...'
Sydney, ngày 12/04/2002 – Thiền Đường Dũng Chí

Kính Thưa Thầy,
Nhân đọc cuốn sách “Phép Xuất Hồn – Mơ Duyên Quái Mộng” của tác giả Đỗ Thuần Hậu, trang 93, Nhà Xuất Bản Santa Ana, 1984, như sau:
Anh nhớ: Khi đến chỗ này, muốn đi sâu vào cửa thiên môn thứ hai, có câu chú của Phật như vầy: Nam Mô Bát Nhã Ba La Mật Đa, sắc bất dị không không bất dị sắc, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, thọ tưởng hành thức diệt phục như thị, độ nhất thiết khổ ách, Nam Mô A Di Đà Phật, rồi anh ngồi tỉnh ý khép hơi và trong ý tưởng đem vô trong lỗ thiên môn thứ hai, vào đường mạch đốc, soi để cho hơi chạy thẳng lên bộ đầu. Mỗi ngày anh công phu luyện đạo từ từ như vậy, cho khớp xương bộ đầu nở thêm ra, lỗ tai hơi thở soi trống, còn lỗ mũi anh bít trong ý không thở thì cửu khiếu trở nên thông. Từ đó đến sau thấy bụng ta thở, không làm việc mạnh, hơi thở nhẹ nhàng cho đến đổi miếng bông gòn để trên lỗ mũi không bay tạt chỗ khác. Anh cứ công phu như vậy 60 đêm, khuyên anh làm việc nhẹ, nếu lấy sức mạnh thì bản thể ta động chạm, hơi ứ tại cơ quan. Cơ quan ngưng trệ phát bệnh tức, sốt rét, ăn không tiêu, mỏi mê, trái tim nhảy mạnh hồi hộp, chóng mặt, mệt. Bịnh này thầy thuốc ở thế gian không thể trị, nhớ công phu luyện đạo mới sửa được bộ cơ quan, nếu không sửa được thì phải thác.
Vấn đao 1: Lỗ Thiên Môn hay cửa Thiên Môn thứ hai nằm ở đâu trong bản thể?
Vấn đạo 2: Cửu Khiếu nằm nơi đâu trong bản thể ?
Vấn đạo 3: Tại sao phải niệm chú Bát Nhã trong trường hợp trên? Có gì khác biệt với cách niệm chú Bát Nhã trên đây với cách niệm chú Bát
Nhã sau bữa ăn như đã được in trong sách Thực Hành Tự Cứu?
Vấn đạo 4: Anh HVN, 58 tuổi, bạn đạo mới có hỏi là hiện nay anh đang làm việc cho công ty Úc, mỗi ngày phải khuân vác bao nặng 35kg. Như vậy có ảnh hưởng gì đến công phu Vô Vi ban đêm cũng như sức khỏe hay không?
Bạn đạo chúng con tại Thiền Đường Dũng Chí đồng tâm cảm tạ Thầy.
 
Thư đi:
Atlantic City, ngày 19/06/2002

Thầy vui nhận được điện thư của Thiền Đường Dũng Chí ngày 12/04/2002, được biết những sự thắc mắc chưa đạt của hành giả lúc nào cũng ước mong. Hành đúng pháp, đạt tới thanh tịnh thì sẽ nhập định, mọi sự sẽ quang khai, bộ đầu khai mở đầy đủ thì sẽ tự đạt và khỏe mạnh. Niệm Bát Nhã đều sẽ đạt tới hư không đại định. Dốc lòng tu thì tự nhiên sẽ chuyển qua việc nhẹ thay vì việc nặng. Lỗ Thiên Môn thứ hai sẽ khai mở từ thiên giới; Cửu khiếu nằm ngay từ sau ót cho tới trung tâm điển quang. Có bản hỏi và bản trả lời đã kèm theo, cứ neo theo đó mà tu. Chúc các con vui tiến trong thực hành.
Hỏi: Lỗ Thiên Môn hay cửa Thiên Môn thứ hai nằm đâu trong bản thể?
Đáp: Lỗ thứ hai từ cổ đi lên, hướng thẳng về Thiên Môn, nhập định xuất nhập dễ dãi. Làm việc nặng quen thì cũng như việc nhẹ. Còn việc khai triển cửu khiếu thì thuộc về điển quang khác nhau không thể xáo trộn được.
Hỏi: Cửu khiếu nằm nơi đâu trong bản thể?
Đáp: Sau khi nhập định, cửu khiếu mở, bộ đầu phát sáng, lúc đó như ngưng thở; Bông gòn để lỗ mũi không rớt; Cửu khiếu nằm ngay nơi trung tim bộ đầu rút mạnh và phát quang.
Hỏi: Tại sao phải niệm chú Bát Nhã trong trường hợp trên? Có gì khác biệt với cách niệm chú Bát Nhã trên đây với cách niệm chú Bát Nhã sau bữa ăn như đã được in trong sách Thực Hành Tự Cứu?
Đáp: Niệm Bát Nhã sau bữa ăn là gây một tập quán tốt, khi cần thì sẽ niệm như trên và sẽ không còn bỡ ngỡ nữa.
Hỏi: Anh HVN, 58 tuổi, bạn đạo mới, có hỏi là hiện nay anh đang làm việc cho công ty Úc, mỗi ngày phải khuân vác các bao nặng 35kg. Như vậy có ảnh hưởng gì đến công phu Vô Vi ban đêm cũng như sức khỏe hay không?
Đáp: Người lao động cũng có thể tu thiền là vậy. Tu bằng trí bằng ý, lúc nào cũng hướng thanh mà thực hành.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
81. Ngày 16-08-1994. Người viết: KGT
82. Ngày 24-08-1994. Người viết: TVT
83. Ngày 30-04-1994. Người viết: KH
84. Ngày 14-04-1994. Người viết: Bạn Đạo Cà Mau
85. Ngày 14-04-1994. Người viết: ND
86. Ngày 02-11-1994. Người viết: TNN
87. Ngày 06-10-1994. Người viết: V K
88. Ngày 17-11-1994. Người viết: AT
89. Ngày 09-08-1994. Người viết: LQT
90. Ngày 30-10-1994. Người viết: HQK
91. Ngày 15-05-1994. Người viết: NTT
92. Ngày 06-11-1993. Người viết: DL
93. Ngày 02-11-1994. Người viết: PTT
94. Ngày 28-01-1996. Người viết: NN
95. Ngày 25-04-1994. Người viết: NVT
96. Ngày 15-04-1994. Người viết: NNT
97. Ngày 18-08-1994. Người viết: NNV
98. Ngày 14-01-1995. Người viết: HTL
99. Ngày 15-04-1994. Người viết: TVH
100. Ngày 13-12-1993. Người viết: HKL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: