Thư đến: '... Khi con niệm Phật con nghe điển rút. Vậy điển từ đâu mà có? Có điển như vậy có ích gì?..'
Điện thư, ngày 03/11/2001

Thưa Thầy kính quý,
Con kính thăm Thầy được nhiều sức khỏe. Con có thắc mắc này xin Thầy từ bi giúp con.
Thầy ơi! Khi con niệm Phật con nghe điển rút. Vậy điển từ đâu mà có? Có điển như vậy có ích gì? Con không biết tầm quan trọng của nó nên khi ngộ nghịch cảnh con chịu không nổi, con làm mất điển. Rồi lại ăn năn, rồi hành, rồi có điển lại. Thầy ơi! Điển có quý không? Con không hiểu, chỉ thấy thích thích, cảm giác lâng lâng của điển, nên hành thôi. Xin Thầy giúp con hiểu.
Thưa Thầy! Sao hành nhiều lại như bị bỏ rơi vậy hở Thầy? Con có cảm giác như bị theo dõi từng chút. Một chút sơ hở là khổ ngay. Cả tâm lẫn thân bị thanh lọc dữ lắm. Lúc đầu con khó chịu lắm, nhưng rồi riết cũng quen. Có phải ai tu cũng bị như vậy hết phải hôn Thầy? Hay chỉ những người tu theo Vô Vi thôi, hay chỉ một mình con nặng nghiệp nên được giải nghiệp như vậy thôi?
Kính Thầy minh giải cho con biết. Ít dòng kính đến Thầy; Con kính chúc Thầy của con luôn luôn vui khỏe. Con kính lời thăm cô Bê vạn an.

Kính thư,
MN
 
Thư đi:
Ngày 9/11/2001

MN,
Thầy vui nhận được điện thư của con đề ngày 03/11/2001, được biết con chưa hiểu điển rút là gì, do đâu mà có. Luồng điển liên hệ cả càn khôn vũ trụ do công của hành giả đã hành đúng, luồng điển liên hệ mới hội tụ; Càng rút càng minh mẫn và hiểu được những điều mà hành giả hồi nào chưa hiểu, những chuyện bất ngờ có thể xảy đến. Cho nên hành giả luôn luôn có sự thắc mắc, nhưng trì chí thì sẽ hiểu được nguyên lý của mỗi sự việc. Con nên kiên nhẫn và tiếp tục hành thiền thì con sẽ hiểu được điển giới là gì!
Mong con tiếp tục vui hành.

Quý thương,
Thầy
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
601. Ngày 12-04-1999. Người viết: VT
602. Ngày 07-04-1999. Người viết: PL
603. Ngày 17-01-1999. Người viết: HT
604. Ngày 22-08-1998. Người viết: T
605. Ngày 02-03-1999. Người viết: L
606. Ngày 30-11-1981. Người viết: NTN
607. Ngày 24-12-1981. Người viết: TH
608. Ngày 06-12-1981. Người viết: T
609. Ngày 16-02-1982. Người viết: LNT
610. Ngày 21-02-1982. Người viết: C
611. Ngày 16-03-1982. Người viết: LCH-Nhân viên CADT
612. Ngày 22-03-1982. Người viết: HA
613. Ngày 17-02-1982. Người viết: TMC
614. Ngày 23-01-1982. Người viết: HVH
615. Ngày 21-03-1982. Người viết: L
616. Ngày 04-07-1981. Người viết: THL
617. Tháng 06-1982. Người viết: Ðạo hữu T
618. Ngày 24-02-1982. Người viết: M/M
619. Ngày 09-01-1982. Người viết: TNT
620. Ngày 04-10-1981. Người viết: M
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 27 28 29 30 [31] 32 33 34 35  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: