Thư đến: '... Những thắc mắc lúc áp dụng vào thực hành tôi đang gặp một trở ngại lớn'
AP, ngày 18/06/2000

Kính gởi Hội Ái Hữu Vô Vi,
Gia đình tôi rất vui mừng được tập "Thiền Thực Hành" in năm 1991 của Quý Hội.
Vui mừng vì lẽ tôi biết pháp thiền của ông "Tám" trước năm 1975, và vì lúc ấy tôi chưa có "duyên may" để thực hành. Đến nay, sau hơn 25 năm (hiện tôi 54 tuổi) có bệnh áp lực máu cao, nên đã nhiều lần tôi ước sao tìm lại được tài liệu của ông "Tám" và điều mơ ước đó đã được như ước nguyện mà tôi đã mạn phép đề cập phần trên.
Nơi tôi ở là vùng quê, và với phương pháp thiền của ông "Tám" rất là mới mẻ, nên chưa có bạn đạo. Chính vì thế những thắc mắc lúc áp dụng vào thực hành tôi đang gặp một trở ngại lớn mà tôi chưa tìm ra lối thoát.
1) Tôi bắt đầu thực hành thiền vào lúc 1 giờ, đến phần "Pháp Luân Chiếu Minh" tôi hay bị ngủ quên. Chưa biết cách khắc phục.
2) Nếu muốn tập để hạ máu cho mau thì tôi phải tập thế nào?
Qua hai điểm chúng tôi mạn phép trình bày cùng Quý Hội phần trên, rất mong được Quý Hội chỉ giúp để phần thực hành thiền được kết quả nhanh.
Trước khi dừng bút, gia đình chúng tôi chân thành gởi đến Quý Hội lòng biết ơn trước của chúng tôi, và mong được Quý Hội chuyển nỗi "vui mừng" của chúng tôi đến ông "Tám".

Kính thư,
VVP
 
Thư đi:
Montreal, ngày 25/8/2000

VP,
Chúng tôi vui nhận được thư anh đề ngày 19/6/2000, được biết anh đã nhận được tập "Thiền Thực Hành" in năm 1991.
Nếu anh có máu cao thì cần bác sĩ cho thuốc và bớt ăn muối. Mỗi bữa ăn phải ăn 75% rau tươi. Nếu có dịp anh nên ăn hột kê thế cơm. Mỗi buổi sáng uống 1/2 trái chanh với một chút muối, một chút tiêu trong một ly nước. Về phương pháp thiền anh nên đọc kỹ, phương pháp đã kể rõ trong sách. Pháp Luân Chiếu Minh, nằm thở bụng hay bị ngủ quên vì phương pháp nầy giúp cho bệnh mất ngủ; Một thời gian anh sẽ quen dần với phương pháp.
Duyên lành đã giúp anh tái ngộ được phương pháp thiền của ông Tám. Vạn sự khởi đầu nan, dần dần sẽ quen với cách hành pháp thì sẽ không còn xa lạ nữa. Cần có Trời, có Đất, có Đạo là đủ rồi; Chứ không cần tụ ba nhóm bảy đại loạn và rối trí thêm.
Chúc anh vui khỏe.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
361. Ngày 19-02-2000. Người viết: NMT
362. Ngày 14-01-2000. Người viết: L
363. Ngày 20-08-2002. Người viết: N
364. Ngày 16-07-2002. Người viết: DH
365. Người viết: TVD
366. Ngày 19-09-2002. Người viết: HS
367. Ngày 15-09-2001. Người viết: TTĐ
368. Ngày 11-10-2001. Người viết: TQM
369. Ngày 30-06-2001. Người viết: DVH
370. Ngày 02-09-2001. Người viết: TM
371. Ngày 16-12-2001. Người viết: LVT
372. Ngày 11-10-2001. Người viết: ĐMT
373. Ngày 21-05-2002. Người viết: TVH
374. Ngày 26-12-2001. Người viết: TVH
375. Ngày 09-12-2001. Người viết: NKL
376. Ngày 10-03-2003. Người viết: NND
377. Ngày 16-05-2003. Người viết: PTTT
378. Ngày 09-01-2002. Người viết: NTNH
379. Ngày 29-09-2001. Người viết: NM
380. Ngày 13-01-2007. Người viết: LTL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 15 16 17 18 [19] 20 21 22 23  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: