Thư đến: '... Con không hiểu sao người tu không giúp đỡ gì con mà con gây không biết bao nhiêu khó khăn'
LT, ngày 8/12/1999

Kính Bạch Thầy Tám,
Con kính xin cảm tạ ơn Thầy, dù bận trăm công nghìn việc Thầy đã hồi âm cho con; Con đón nhận thư với lòng biết ơn vô vàn.
Từ khi nhận được thư Thầy đến nay, con trải qua không biết bao nhiêu khó khăn và thử thách. Cuối cùng một số anh em bạn đạo ở TV đã âm thầm giúp đỡ con về tinh thần lẫn vật chất. Con đã mua được mảnh đất gần TV và đã cất cốc ở đây hơn hai tháng nay. Từ khi về đây, bệnh tình của con đã giảm nhiều; Việc công phu có phần dễ dàng hơn. Tối con ngồi 2-3 giờ khỏe lắm; Có điều con ưa bị ngáp. Cô Tư nói hễ ngáp là phải xả thiền. Thưa Thầy! Bị ngáp có ngồi tiếp được không?
Mặc dù làm nhà trong cảnh thiếu thốn, rất vất vả, con gầy hẳn đi. Thế mà ai cũng khen con mắt sáng và mặt tươi tỉnh hơn lúc xưa. Con thầm cảm ơn Thầy Tổ và khối điển Vô Vi đã hỗ trợ con; Và con nhủ với lòng ráng tu.
Con không hiểu sao người tu không giúp đỡ gì con mà con gây không biết bao nhiêu khó khăn; Nào là tung tin con khùng rồi; Là con sẽ bán nhà; Bày ra đủ kiểu làm cho con nản, bán nhà mà đi. Con mới về đây cất cốc, con phải làm gì bây giờ, thưa Thầy?
Kính xin Thầy tranh thủ chút thời gian quý báu, cho con đôi lời minh giải.

Con kính lạy Thầy,
PBH
 
Thư đi:
FV, ngày 20/01/2000

BH,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 8/12/1999, được biết con đang xây một cốc tu hành trong trở ngại.
Khi thiền bị ngáp, con nên nhai một miếng chanh tươi luôn vỏ thì sẽ bớt ngáp và giải được độc tố trong nội tạng và tiếp tục làm pháp luân thường chuyển.
Người tu mà còn hất hủi người tu là còn trược khí quá nhiều. Cần làm pháp luân giải trược, lượng từ bi mới được mở; Thiếu từ bi thì lúc nào cũng thích gây hấn và hà hiếp người tu.
Con thật tâm tu thì sẽ động lòng Trời; Đấng Toàn Năng lúc nào cũng tận độ người có tâm tu.
Con thực hành trong thanh tịnh, tương lai sẽ cảm động người hung dữ.
Chúc con tu tiến trong thanh tịnh cô đơn.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
Vĩ Kiên
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
461. Ngày 07-07-1982. Người viết: NQH
462. Ngày 05-06-1982. Người viết: KH
463. Ngày 03-06-1982. Người viết: CVS
464. Ngày 21-06-1982. Người viết: TNBN
465. Ngày 31-05-1982. Người viết: D
466. Ngày 16-06-1982. Người viết: Bà Mẹ Cô Nhi
467. Ngày 24-08-2000. Người viết: Lương Vĩ Kiên
468. Ngày 30-12-1999. Người viết: PTN
469. Người viết:
470. Ngày 19-01-2000. Người viết: TVL
471. Ngày 05-04-1982. Người viết: NK
472. Ngày 01-03-1982. Người viết: NTH
473. Ngày 05-12-1999. Người viết: ĐTC
474. Ngày 27-03-1982. Người viết: LMH
475. Ngày 30-04-1982. Người viết: NVT
476. Ngày 02-01-2000. Người viết: NĐC
477. Ngày 14-01-1999. Người viết: Lương Sĩ Hằng
478. Ngày 08-11-1997. Người viết: PTN
479. Ngày 07-10-1997. Người viết: NNT
480. Ngày 04-09-1997. Người viết: NVQ
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 20 21 22 23 [24] 25 26 27 28  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: