Thư đến: '... Con sống chung với chị và em, nhưng tánh tình chị và em con trái hẳn với con..., nên cuộc sống hằng ngày thường xảy ra bất hòa...'
BT, ngày 22 tháng 9 năm 1999

Thầy kính yêu,
Con xin cảm ơn Thầy đã làm cho con bài thơ được chị LT gởi về. Sau đây con có việc kính mong được Thầy chỉ dạy.
Hiện nay con sống chung với chị và em con, nhưng tánh tình chị và em con trái hẳn với con là còn nặng nề vật chất quá, nên cuộc sống hằng ngày thường xảy ra bất hòa luôn, tuy không nói ra bằng lời nhưng bằng ý. Do đó cuộc sống không được thoải mái... Con tự nghĩ chết chẳng đem theo được gì đâu? Mà vật chất trói buộc mình. Chị em trong nhà không hiểu, bạn bè dễ thông cảm nhau hơn.
Nên con muốn rời khỏi nhà để sống với bạn bè. Tuy sống với gia đình nhưng ăn uống bệnh hoạn tự lo hoặc bạn bè giúp đỡ. Con cũng biết đó là nghiệp của con, con tối tăm quá. Kính mong được sự chỉ dạy của Thầy.
Con xin tạm ngưng bút, con kính chúc Thầy luôn luôn được khỏe mạnh để dìu dắt chúng con trong bước đường tu học. Con kính chúc bà Tám tâm thân an lạc, chúc cô B hưởng nhiều phúc lành.

Kính bái,
Con,
L.Nt.B
 
Thư đi:
Montréal, ngày 30/10/99

NB,
Thầy vui nhận được thư con đề ngày 22/9/99, được biết con đã nhận bài thơ khuyến tu của Thầy gởi tặng con, nhưng sự gây cấn trong nội tâm của con vẫn thiếu nhịn nhục giữa chị em tạo thành sự gây cấn giữa nội bộ gia đình.
Tình nghĩa biến mất vì sự eo hẹp giữa đôi bên, người xưa có câu, đành chết không xa lìa tình thân gia đình. Không nên vì một lý do nào tạo ra sự bất hòa lẫn nhau. Có Trời, có Ðất, có Ðạo là dịp may nhứt trong lúc này. Gốc gác là một mẹ một cha, cần hòa mới tiến. Đã bằng lòng tu thì phải nhờ sự kích động và phản động của ngoại cảnh để hành pháp nhiều hơn để thấy rõ giá trị của pháp đang hành để tự thức và tự giải. Xây dựng cho nhau qua luồng điển chơn giác của nội tâm. Con đang đứng trong vị trí thử thách, cần tu để tự cứu, không nên từ chối cơ hội tiến hóa.
Chúc con và gia đình vui khỏe giữa mái ấm của tình thương và đạo đức của Thượng Ðế đã ân ban.

Quý thương
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
421. Ngày 19-06-2002. Người viết: NKK
422. Ngày 20-06-2002. Người viết: NHĐ
423. Ngày 17-10-2000. Người viết: TH
424. Ngày 27-10-2000. Người viết: HTC
425. Ngày 26-01-2002. Người viết: TVH
426. Ngày 11-02-2002. Người viết: TB
427. Ngày 15-03-2002. Người viết: NTT
428. Ngày 12-04-2002. Người viết: Thiền Đường Dũng Chí
429. Người viết: HT
430. Người viết: NTL
431. Ngày 26-03-0000. Người viết: N
432. Người viết: L
433. Ngày 14-02-0000. Người viết: ĐTTL
434. Ngày 10-01-0000. Người viết: LPL
435. Ngày 12-01-2001. Người viết: MH
436. Người viết: TL
437. Ngày 22-09-2001. Người viết: NVS
438. Ngày 23-03-2002. Người viết: NKH
439. Ngày 12-12-1994. Người viết: NNV
440. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 18 19 20 21 [22] 23 24 25 26  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: