Thư đến: '... Tại sao con tu tính ra là thấp kém hơn bạn ấy, nhưng con nhận thấy bạn ấy đã đi lạc qua Ðịa Tiên rồi, lạc mà không biết mình lạc...'
Việt Nam, TP HCM, ngày 7 tháng 7 năm 1999

Kính thưa Thầy,
Hôm nay con kính xin được phép viết thư hỏi Thầy minh giải, để giúp con trên đường thực hành tự cứu theo PLVV đứng đắn. Vì một ngày gần đây Thầy sẽ ra đi vĩnh viễn con không biết hỏi ai.
1) Ngày nay ở VN còn sót lại một số di tích họ thờ dương vật và âm vật, tượng Phật có hình dương vật và âm vật nhìn có vẻ tục tĩu nhưng có lẽ là âm dương. Người tu nào mà luyện được "quy túc", luyện tinh hóa khí, thành phần âm dương giao cấu, mới diệt được dục, thoát vòng sanh tử. Mà muốn quy túc diệt dục thì có phải PLTC là một bí quyết quan trọng? Con nhớ hồi đó Thầy có làm bài thơ "Con Cu", và nhớ câu đầu tiên là: "Con Cu chơn lý bạn ơi", nhưng lúc đó con không hiểu nên chỉ nhớ một câu đó thôi.
Bây giờ hiểu được thì không còn bài thơ này để tham khảo.
2) Nói về cách thở, con tự hiểu là do tùy trình độ mà có nhiều cách thở, ứng dụng mục đích khác nhau. Như người tập thể thao họ thở một cách riêng, người thiền của các pháp đều có cách thở riêng, con rùa tu luyện cũng có cách thở riêng. Ngay cả trong PLVV này mà mỗi người có một kỹ thuật để thở khai triển khác nhau tùy theo trình độ như DBTÐ, anh PL, v.v... Nói chung đều đúng?
Ngày 25 tháng 5 năm 1999 vừa qua, khi con làm PLTC sáu hơi theo Ông Tám dạy, con trong mê có tỉnh thấy một con rồng trắng vươn lên trời xanh. Thì lúc đó con hiểu PLTC Ông Tám dạy đây là ánh sáng tự tiến tự thức về Tiên Giới. Còn ánh sáng của Quan Âm và Tế Công xưa đã PLTC được quy túc viên mãn, pháp lực vô biên. Tự hiểu vậy đâm ra cũng lạ nên con hỏi Thầy minh giải.
3) Ngày 16/6/1999 vào khoảng 9-10 giờ tối con giao cảm được luồng điển mà ý con hiểu là Vĩ Kiên Phật. Toàn thân con mát mẻ, an lạc, thanh nhẹ. Trong trạng thái đó con hiểu được (dĩ nhiên là không biết đúng hay sai) là Ông Tám, ngoài hạnh đức tấm tapis vĩ đại kiên cố, còn hạnh đức di thiện tối lạc vô cùng lớn lao. Sự thanh nhẹ con có được dù an lạc cũng là động. Phải đi đến không mới thật sự hết động, giải thoát, không còn nặng nhẹ.
4) Ngày xưa Ðức Phật Thích Ca có vợ con rồi mới đi tu. Ngày nay PLVV con đang hành đây cũng giống như Thích Ca ngày xưa. Người có vợ chồng rồi tu sẽ dễ đắc hơn người độc thân, phải không Ông Tám?
5) Con có một đứa bạn khi thở PLTC, ngay huyệt hội âm ở giữa lỗ đít và dương vật nó hoạt động. Sau đó chạy lên mạch đốc thành hai luồng điển ấm lạnh, thành hai cục điển tròn tung lên đầu xuất ra trung tâm chân mày, ánh sáng màu xanh trong. Gặp thời tiết nóng thì nó mát, gặp thời tiết lạnh thì nó ấm. Có phải đó là Hống Diên hai tám hòa nên một, đã tu đạt một phần không? Càng ngày dương vật teo lại như thời con nít. Chuyện vợ chồng còn ân ái được, nhưng không thích thú. Lúc xuất tinh thì phần tinh đi ra, còn phần điển thì chạy lên bộ đầu trụ hóa. Nhiều lúc cặp mắt rất sáng trong, da dẻ hồng hào đẹp lắm. Ðó là điện năng của thận thủy, hay của ai phù hộ không? Người bạn này đang tu thiền PLVV do DBTÐ dẫn dắt?
6) Người bạn này ngày đêm công phu thấy xuất đi đây đi đó, học hỏi, làm việc, giảng giải gì đó, nhưng khi tỉnh lại xả thiền, thì không rõ lắm. Theo Dì Bảy nói là đã xuất hồn được tầng thứ ba (vì có lần bay gặp một vị mặc áo trắng thêu con rồng là Ngọc Hoàng tầng thứ ba). Khi xuất đến tầng thứ chín thì mới thật sự biết rõ ràng sự xuất hồn của mình, tự tiến tự hiểu, có đúng không?
Qua hai câu 5 và 6 con đã hỏi trên, nếu người bạn của con đã hành đúng, tại sao con tu tính ra là thấp kém hơn bạn ấy, nhưng con nhận thấy bạn ấy đã đi lạc qua Ðịa Tiên rồi, lạc mà không biết mình lạc. Mà cũng có khi bạn ấy có hơi ngờ ngợ đã sai mà không đủ dũng để vượt qua! Nếu bạn ấy đã có duyên bên ấy rồi thì thôi. Cũng tốt. Mà cũng có khi con nhận thức sai. Mong Ông Tám minh giải.
Kính chúc Ông Tám vui khỏe.

Kính bái,
TQM
 
Thư đi:
Montréal ngày 17 tháng 7 năm 1999

QM,
Thầy vui nhận được thư của con đề ngày 7 tháng 7 năm 1999, được biết con có duyên tu và được cơ hội hiểu được nguyên lý của điển hình phân giải luồng điển trược thanh. Trược là chủ trương cúng bái và cầu xin, còn thanh là tự giải. Con tu cho đến nay cũng nhiều năm rồi, tự khai không ít về tâm thức điển lành từ bi của Trời Phật. Những gì con thắc mắc đều nằm trong sự hóa giải của chơn lý. Con có truy tầm cho cách mấy cũng sẽ về không tức là vô hình vô tướng mới đúng. Tâm thức của con rất dễ hướng về không, miệng trên và miệng dưới là một nhịp tiến hóa về không, càng thực hành Pháp Luân Thường Chuyển thuận ý Trời khai mở trần tâm. Người tự đạt dũng mãnh hành triển đến vô cùng, tất cả sẽ được tròn trịa theo chơn lý điển quang hình bầu dục, ánh quang lộng lẫy tươi đẹp của Trời Phật đã hình thành trong một kỳ công tu luyện tự thành đạt. Pháp Luân Thường Chuyển là thuận ý Trời mà tiến hóa, đạt quân bình là phải trở về không mới đúng, chứng minh từ không giới đến phải trở về với hai bàn tay không, chẳng ai nắm bắt được việc gì cả, siêu giác tức là không lời thì không động tức là tịnh, cơ quan huyền vi ở điển giới cực kỳ thanh tịnh chuyển hóa vô cùng tận sẽ không còn biên giới, tận độ quần sanh, làm việc ngày như đêm không mệt mỏi, dấn thân độ đời như Quán Âm thường quang chiếu với lòng từ bi tận độ quần sanh từ mê đến tỉnh.
Phương pháp nào cũng vậy đó thôi. Thực hiện tình thương và đạo đức tùy duyên độ hành, bạn con có duyên với Phật Pháp nên gia công thực hành cho đến đích để có dịp tận độ quần sanh. Việc làm rất thích thú trong đạo hạnh, dấn thân thực hành tu tiến sẽ không hoang phí hào quang của Trời Phật, cảm thông giá trị của thanh tịnh của Ðấng Toàn Năng mà tu. Thủy điển tương giao hóa thành rồng bay lượn giữa không trung. Dũng mãnh trong thực hành và xây dựng. Tâm thức thành tựu vui tươi. Mỗi người đều có một nghiệp lực khác nhau. Cần tu thiền để tạo thành một pháp lực thì mới mong giải được nghiệp lực mà tu. Tầng trời thứ mấy cũng do tâm tu hình thành và tự đạt.
Chúc con vui tiến trong thực hành.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
701. Ngày 16-06-1981. Người viết: L
702. Ngày 06-07-1981. Người viết: HDT
703. Ngày 07-06-1980. Người viết: NTB
704. Ngày 14-06-1981. Người viết: MNP
705. Ngày 26-09-1980. Người viết: LH
706. Ngày 02-01-1981. Người viết: TKH
707. Ngày 25-09-1999. Người viết: HKL
708. Ngày 25-09-1999. Người viết: LTD
709. Ngày 20-02-1999. Người viết: LTP
710. Ngày 22-09-1999. Người viết: LNB
711. Ngày 06-11-1999. Người viết: HTKH
712. Ngày 17-02-1999. Người viết: NTH
713. Ngày 25-12-1999. Người viết: ĐTMD
714. Ngày 18-03-1999. Người viết: LMD - TD
715. Ngày 19-09-1999. Người viết: UXT
716. Ngày 04-04-1999. Người viết: CPC
717. Ngày 03-09-1999. Người viết: NMT-TL
718. Ngày 24-08-1990. Người viết: BMT
719. Ngày 01-10-1990. Người viết: TS
720. Ngày 05-08-1990. Người viết: NTT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 34 35 [36] 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: