Thư đến: '... Thương Thầy con hết chấp tranh; Không còn giành giựt những danh lợi đời'
VN, ngày 25 tháng 3 năm 1999
Kính dâng Đức Thầy,

Không Không
Thương Thầy con lại lệ rơi
Thương Thầy con lại chẳng rời công phu
Thương Thầy con lại gắng tu
Gắng hành, gắng sửa, giải mù nội tâm
Thương Thầy con lại âm thầm
Hòa vui xây dựng cội mầm thiệt chơn
Thương Thầy con dứt dỗi hờn
Dứt nỗi loạn động, dứt cơn tủi buồn
Thương Thầy lệ lại trào tuông
Giải bao trần trược khơi nguồn tịnh thanh
Thương Thầy con hết chấp tranh
Không còn giành giựt những danh lợi đời
Thương Thầy con hết chơi vơi
Hết luôn sầu hận, cao vời niềm vui
Thương Thầy hôm sớm rèn trui
Lưu thanh khử trược, đẩy lui ác tà
Thương Thầy độ khắp ta bà
Nên con học dũng, vui hòa khổ đau
Thương Thầy chung thủy trước sau
Nên con phải gắng dồi trao dũng lòng
Thương Thầy tận độ dày công
Nên con gắng giữ KHÔNG KHÔNG vẹn toàn
Thầy thương Thầy dạy bảo con
Thương Thầy con quyết hành tròn Đạo Chơn
Thầy thương chỉ rõ nguồn cơn
Thương Thầy con quyết quy hườn cội xưa.

MC
 
Thư đi:
Monaco, ngày 7 tháng 4 năm 1999

MC,
Thầy vui nhận được bài thơ của con đã viết rất đầy đủ cho người hành pháp.

Nhớ thương Thầy hành pháp tu
Nguyên lý thâm sâu tự giải mù
Mê muội giựt giành tạo ngu
Tham dâm động loạn khó tu khó hành
Hướng tâm khai mở thanh thanh
Trời cao bể rộng thực hành đạt thông
Nằm trong nguyên lý hóa công
Thực hành khai triển giải vòng ước mơ
Thiên cơ cũng sẽ định giờ
Tâm làm thân chịu chẳng mơ độc trì
Bình tâm tu học tiến hoài
Trong không mà có, có ngày độ tâm
Lý trời siêu diệu thậm thâm
Khai phần trí tuệ khai tâm thuận hòa
Càn khôn ánh sáng vẫn xa
Tâm hòa đạt pháp xuất qua cõi Trời
Thành tâm học hỏi nơi nơi
Quy về một mối do Trời dựng xây
Xa xưa cho đến ngày nay
Tâm làm thân chịu vui vầy cảm giao
Dấn thân mới rõ nhiệm mầu
Trời cao bể rộng trước sau dung hòa
Dù cho Thầy, bạn, cách xa
Chung hành là một chan hòa yêu thương
Thực hành đóng góp gieo gương
Cùng chung tiến hóa cùng đường tự tu
Chúc con sáng suốt an du
Chung tu cùng tiến an du hoài hoài.

Quý thương
Lương Vĩ Kiên
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
221. Ngày 22-01-1997. Người viết: H
222. Ngày 20-12-1996. Người viết: NHM
223. Ngày 22-01-1997. Người viết: NHC
224. Ngày 01-02-1997. Người viết: PTM
225. Ngày 27-09-1997. Người viết: NT
226. Ngày 20-08-1997. Người viết: NT
227. Ngày 19-08-1997. Người viết: NT
228. Người viết: NT
229. Ngày 14-02-1997. Người viết: ĐTKT
230. Ngày 12-01-1997. Người viết: NDH
231. Ngày 04-08-1997. Người viết: LTB
232. Ngày 07-10-1997. Người viết: TVN
233. Ngày 05-10-1996. Người viết: ĐTNS
234. Ngày 01-07-1997. Người viết: P
235. Ngày 20-05-1997. Người viết: T
236. Ngày 15-07-1997. Người viết: TC
237. Ngày 28-06-1997. Người viết: LSH
238. Ngày 15-04-1997. Người viết: VK
239. Ngày 06-01-1997. Người viết: TVT
240. Ngày 19-06-1996. Người viết: DVH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 8 9 10 11 [12] 13 14 15 16  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: