Thư đến: '... Soi Hồn ba lần và làm PLTC ba lần có cần tọa thiền không'
Hoa Kỳ, Florida, ngày 4 tháng 5 năm 1998

Kính bái Ân Sư muôn vàn kính mến,
Ðầu thư con xin chân thành kính gởi lời thăm Ân Sư, bà Tám cùng quý quyến đều mạnh giỏi, thêm thọ và sống lâu, gia đình hạnh phúc. Kính thưa Ân Sư! Con đã nhận được sự hồi âm của Ân Sư cho con qua The LED Weekly số 142 về việc con tự bày đặt thiền nhiều trong ban ngày cho nên không có kết quả tốt mang lại như ban đêm. Kính thưa Ân Sư từ bi cho phép con đặt vài câu hỏi liên quan đến thiền ban ngày như sau, hầu cho con con có đủ thì giờ tự sửa để đi theo đúng đường lối của PLVV khỏi bị sai lầm đáng tiếc.
1. Kính thưa Ân Sư cho biết thêm mỗi ngày làm Soi Hồn ba lần và làm PLTC ba lần có cần tọa thiền không, trong ban ngày lúc rảnh? Xin đa tạ Ân Sư.
2. Nếu cần tọa thiền vào ban ngày thì nên y theo giờ giấc nào cho đúng? Xin đa tạ Ân Sư.
3. Ban ngày mà bộ đầu hay ở trán có điển rút mạnh có nên tọa thiền hay không vì chưa tới giờ giấc đã được chỉ định của PLVV? Xin đa tạ Ân Sư.
4. Lúc tọa thiền mà có cảm giác ở trán, ở mỏ ác và ở trung tâm bộ đầu có một luồng điển rút mạnh một lượt và cùng chung một chiều tức là 3 chỗ nêu trên cùng chung một luồng điển và cùng rút một lượt là làm sao? Xin đa tạ Ân Sư.
5. Nghe nói hành giả tu mà xuất hồn rồi thì mới có cơ hội đi lên trên học đạo, còn ngược lại trong giấc ngủ hành giả cũng thấy đi học này học nọ là làm sao? Xin đa tạ Ân Sư.
6. Kính thưa Ân Sư từ bi cho phép con hỏi vài thứ bệnh tật: Bệnh ruột dư của con đang bắt đầu, con có đi bác sĩ khám; Theo lời bác sĩ nói không có uống thuốc được, khi nào đau nhiều thì tới khám lại. Nếu đau nhiều thì phải mổ. Như bệnh tình của con như vậy thì làm thế nào thở PLTC hay PLCM, có gì gặp trở ngại nếu làm PLTC và PLCM không? Có loại thuốc thảo mộc nào có thể ngừa cho chứng bệnh này tự tiêu tan biến mất không? Xin đa tạ Ân Sư.
7. Kính thưa Ân Sư từ bi cho phép con hỏi một chứng bệnh tật của vợ con. Vợ con bị đau nhức ở chân trái đi đứng rất khó khăn, đã đi bác sĩ khám và có cho thuốc uống không hết, lại giới thiệu đi rọi kiếng, kết quả cũng không có thấy gì, rốt cuộc họ nói là do gân, rồi lại biên toa mua thuốc uống. Kết quả là bệnh cũng vẫn là bệnh, không thấy bớt. Ði thì phải chống gậy hoặc vịn vào vách tường mới dám đi, đã cực khổ như vậy mà còn phải làm công việc nhà - nấu ăn, giặt quần áo và phục vụ mấy đứa cháu - già cả quá mà còn khổ như vậy có gì là vui vẻ, có gì sung sướng, có gì là hạnh phúc! Con thật không biết phải làm gì để giúp đỡ và khuyên bà và giải quyết cho bà để làm tròn đạo làm người. Xin Ân Sư từ bi chỉ dạy thêm; Xin đa tạ Ân Sư.
8. Kính thưa Ân Sư từ bi cứu độ giúp đỡ bà xã con một lần để bả có dịp được tu theo PLVV cùng con và cho phép bả được quy y cùng học chung một pháp môn và cùng chung một Thầy với con, có như vậy hai vợ chồng chúng con mới có chút hy vọng để cùng tu cùng tiến đúng theo đường lối đời đạo song tu của PLVV và hợp tình hợp lý với Thiên Ðịa Nhơn ba cõi thì gia đình tụi con mới có hạnh phúc, không phải có bạc giàu có mới là hạnh phúc. Hết khổ, hết buồn, hết bệnh, hết than ván mới thật sự là hạnh phúc.
Nếu được sự đồng ý chấp nhận của Ân Sư cho phép bà xã con quy y tu theo PLVV với con chẳng khác gì tụi con được cải tử hồi sinh, sung sướng biết dường nào, ơn ấy là ơn sâu đời đời khó quên. Chúng con chân thành cúi đầu bái tạ Ân Sư vô cùng.
9. Kính thưa Ân Sư cho phép con hỏi thêm một câu nữa về việc Ðặc San Vô Vi đã và đang có rất nhiều bạn đạo Vô Vi khắp năm châu đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ân Sư đã tích cực phát tâm đóng góp nhiều bài vở học tập của mỗi bạn đạo trong thời gian dài tu thiền theo PLVV gặp biết bao trở ngại thử thách khổ cực vẫn bền tâm dũng mãnh chịu đựng mới vượt qua được những khó khăn đó. Ngày hôm nay mới có được những tài liệu rất có giá trị để cống hiến đến những bạn tu sau này để có một niềm tin vững chắc, tự tu tự tiến, tự đạt và không ỷ lại. Khi đạt pháp rồi thì mới biết là đường lối của PLVV đúng. Nhiều bạn đạo Vô Vi đã tu lâu năm và đạt pháp rồi mới thật sự là sung sướng và hạnh phúc, còn lúc mới tu ai cũng cực khổ lắm, nhịn mà còn phải chịu nhục nữa, bệnh hoạn cũng vẫn công phu. Ðức Phật Thích Ca đã dạy: "Hễ có cực khổ thì có thanh nhàn, có buồn tủi mới có vui tươi."
Kính thưa Ân Sư cho phép con có cần phát tâm đóng góp bài vở học tập cho Ðặc San Vô Vi không? Nếu được con sẽ gởi bài tường thuật của con về Niệm Phật và thư của Ân Sư đã giải thích cho con về việc Niệm Phật rất rõ ràng, nếu bạn đạo đọc được chắc là vui thích lắm, xin đa tạ Ân Sư, chúc phúc Ân Sư, bà Tám cùng quý quyến luôn luôn khỏe mạnh thêm thọ sống lâu gia đình hạnh phúc.
Con Tôn Bá và gia đình toàn thể đồng kính chúc và bái đại ân.

TB: Con xin gởi kèm theo đây một money order $50.00 để phát tâm cứu khổ ban vui nhờ vào quỹ Cứu Khổ Ban Vui của Ân Sư, con xin đa tạ. Con lại đến bác sĩ khám lại ruột dư, bác sĩ cho biết nơi đó là gân, con xin báo cáo cho Ân Sư biết là con thật là mừng quá xá, con xin muốn có thuốc thảo mộc trị phong thấp và về gân, xin Ân Sư giới thiệu, con xin đa tạ.

TB
 
Thư đi:
TB,
Nếu anh muốn thiền thì nên thiền vào giờ trưa, từ 11 giờ trở đi, ngoài ra có thể làm Soi Hồn và PLCM ba lần trong ngày cũng được. Khi cảm thấy có luồng điển rút mạnh ở mỏ ác là rất tốt. Khi ngủ thấy chiêm bao đi học này học nọ là Vía báo cáo, chứ không phải cái Hồn đi học. Khi Hồn đi, thì vừa nhắm mắt thấy mình xuất ra, mới gọi là Hồn.
Về bệnh đau chân của bà thì theo kinh nghiệm của tôi, thanh lọc súc ruột có thể giảm bớt cơn đau. Cần có người chuyên môn về sức khỏe thảo mộc cố vấn. Muốn cho vợ tu thì phải thành tâm niệm Phật. Bệnh thì cần chữa trị bằng cách thanh lọc. Bệnh này do ăn uống tích tụ xảy ra như đường trắng, dứt khoát không ăn đường, muối và uống thuốc thanh lọc súc ruột thì mới giải được sự nhức mỏi đã tích tụ nhiều năm. Ở Florida cũng có chỗ súc ruột, nên đến đó hỏi thanh lọc và mua thuốc nhức mỏi, vừa uống vừa thanh lọc mới hết. Phần đông lớn tuổi đều bị chứng bệnh này. Cần giải ra thì sẽ bớt bệnh.
Chúc anh và gia đình vui tiến.

Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
261. Ngày 05-10-1996. Người viết: NVNL
262. Ngày 23-10-1996. Người viết: NTHM
263. Ngày 12-10-1996. Người viết: LVL
264. Ngày 22-09-1996. Người viết: LTQ
265. Ngày 15-09-1996. Người viết: TVL
266. Người viết: HTT
267. Ngày 01-09-1996. Người viết: NTNS
268. Ngày 26-06-1996. Người viết: NXB
269. Ngày 11-04-1996. Người viết: VMP
270. Ngày 03-08-1995. Người viết: TTT
271. Ngày 15-02-1995. Người viết: HMN
272. Ngày 04-08-1996. Người viết: HLT
273. Ngày 02-07-1996. Người viết: LTB
274. Ngày 30-06-1996. Người viết: Soeur Dòng Áo Trắng
275. Ngày 20-06-1996. Người viết: LMS
276. Ngày 24-06-1996. Người viết: TQC
277. Ngày 07-07-1995. Người viết: VH
278. Ngày 15-06-1996. Người viết: NL
279. Ngày 27-05-1996. Người viết: NTHM
280. Ngày 27-05-1996. Người viết: NT
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 10 11 12 13 [14] 15 16 17 18  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: