Thư đến: '... Ở đời phải có trược có thanh mới là chân lý; Con mơ ước trên đời này chỉ tồn tại cái thanh mà thôi....'
Việt Nam, B, ngày 29 tháng 3 năm 1998

Kính thưa Thầy,
Con xem sách và nghe băng Thầy giảng là "ở đời phải có trược có thanh mới là chân lý; Nếu có thanh mà không có trược thì chân lý sẽ bị sụp đổ, nếu có trược mà không có thanh thì chân lý cũng bị sụp đổ và vũ trụ này không còn tồn tại nữa". Thưa Thầy, theo trình độ hiểu thấp kém của con, chơn ngôn là lời nói thật, chơn nhơn là người thật, còn chơn lý là gì? Con không hiểu. Con kính xin Thầy minh giải dùm con. Theo ý tưởng và mơ ước của con, ở trên đời này chỉ tồn tại cái thanh mà thôi, bởi vì con thấy những người thanh cao thì họ đem lại cho xã hội, cho mọi nhà những niềm vui, những tiếng cười, những cái đẹp, ấm no và hạnh phúc, không gây chiến, không có giết hại, kể cả con thú họ cũng giúp đỡ cho nó trong khi nó lâm nạn. Còn cái trược thì sát hại, giết chóc, gây chiến tranh và giành ranh lấn đất, làm mất trật tự trong xã hội; Những người trược thì chỉ có đem cho mọi nhà những tiếng oán than, những giọt nước mắt, những cơn sợ hãi và mất mát thương đau. Dạ thưa Thầy! Con thấy cái trược nó ghê tởm như vậy, có trái ngược lại chơn lý không? Con biết rằng trong bản thể của con cũng có trược lẫn thanh, con cũng có lúc ác lúc thiện. Con cũng biết lúc thiện thì con nhẹ nhàng vui vẻ, ai cũng mến yêu; Còn lúc con ác là sân, nổi nóng thì ai cũng thấy con xấu và ghét giận con. Cho nên con cố gắng khử trược lưu thanh, và con nghĩ là con phải làm sao trong con chỉ có cái thanh không có cái trược nữa, ý con nghĩ như vậy thì chân lý có bị sụp đổ không? Thưa Thầy! Ở trong một cái xã hội thôi người tu và người thiện quá ít, còn người không tu và người ác quá quá nhiều, cũng có những người tu rồi mà chưa có hoàn thiện hoàn hảo. Tóm lại trược quá nhiều còn thanh thì quá ít, như vậy làm sao khối thanh hút nổi khối trược hả Thầy?
Thưa Thầy! Nếu có trược có thanh như vậy mới là chân lý thì thanh trược lộn xộn như vậy hoài thì làm sao có hòa bình trên mặt đất. Trước hết chúng ta phải hòa bình ở nội tâm nhưng mà người hòa bình ở nội tâm chỉ có một, còn người lộn xộn thì đến hàng trăm ngàn người. Cũng như Thầy là một vị Phật ở tại thế vậy mà chỉ ảnh hưởng một số người tu thôi, còn lại biết bao nhiêu người chưa tu. Vậy biết bao giờ thật sự có hòa bình và con người biết yêu thật là yêu và thương thật là thương như bài hát "Kỷ Nguyên Di Lạc" hả Thầy? Con mơ ước mọi người đều sống trọn trong bài hát "KNDL", trong đó có con. Biết bao giờ sự ước mơ của con trở thành sự thật hả Thầy?
Dạ thưa Thầy, con không có trình độ văn hóa và đặt câu lộn xộn, kính xin Thầy hoan hỷ và minh giải dùm con.
Con xin cảm tạ ơn Thầy.

LTKS
 
Thư đi:
Cairns, ngày 2/5/98

KS con,
Thầy đã phúc đáp thư của con đề ngày 29/2/98, lại nhận tiếp thư thứ nhì của con, muốn biết chân lý là gì? Chân lý không thay đổi, càn khôn vũ trụ có trược thì phải có thanh. Thanh là văn, trược là võ, hai chiều đều giáo dục tâm linh tiến hóa, trược tức là đụng chạm để thức tâm. Thanh là văn, tiến hóa tới vô cùng, không giới hạn, tức là thức tâm không ôm trược và tạo đường mê chấp nữa.
Cho nên làm người phải có tuổi tác, cứ mỗi 10 năm sẽ thay đổi. Người tu Vô Vi tiến nhanh trong nội thức, khai triển và quân bình luồng điển của nội tâm, phát triển thực chất của tâm linh, giúp đỡ thú vật trong tinh thần từ bi bác ái, do những phần hồn tự thức giá trị của Thượng Ðế ân ban, không nỡ sát sanh hại vật, tạo duyên tu hành trong chu trình tiến hóa của phần hồn, dứt khoát tình đời đen bạc, trường chay diệt dục, tu tâm dưỡng tánh, thực hành đến đích, tự do phát triển cõi Ðại La, không gây chiến tranh và cũng chẳng hận thù. Chỉ có thật tâm tu thì mới tự cứu và ảnh hưởng người kế tiếp.
Nhờ thiền theo PLVV, con cảm thức được điều lành, lần lần sẽ tiêu diệt tất cả ác ý, tái tạo tình thương và đạo đức của Trời Phật mà tận độ quần sanh ở tương lai. Khi con hiểu sự hiếm hoi quý báu này thì con sẽ dốc lòng tu hơn, tự vượt qua mọi khổ cảnh khảo đảo ở trần gian, qua nghiệp lực chồng con giày xéo từ giây phút khắc, tạo ra sự lo âu bất chánh và tham dục hủy hoại thân xác mà không hay, tưởng lầm là khoái lạc trong giây phút thần tiên. Phạm rồi tái phạm liên tục như vậy, toàn thân sẽ suy yếu, thì dũng chí cải sửa vì tập quán xấu đã xâm chiếm tâm thân, quên đi phận sự làm cha làm mẹ trong gia đình. Cha thì mê sắc tham tiền, mẹ thì bực bội sân si, gia đình không ổn. Làm một người cha thì phải thực thi đạo đức, không cờ bạc, rượu chè và dâm ô thì gia đình mới được yên vui. Làm mẹ thì phải nhịn nhục, dìu dắt con mình theo gương bác ái và từ bi thì mới thật là yêu thương trong tinh thần xây dựng gia đình và hạnh phúc. Ðời đạo là tùy duyên tiến hóa của mỗi người trong trong hạnh ngộ mà tu sửa, cho nên ở mặt đất này đã có nhiều tôn giáo lớn đã và đang ảnh hưởng quần sanh tu tiến. Nhìn thấy mọi chiều hướng khác nhau, chung quy cũng một đạo từ gốc tình thương và đạo đức mà ra.
Người tu thiền PLVVKHHBPP là biết thương mình, tự sửa tự tiến hướng về nguyên lý thanh tịnh của Trời Phật mà tu, thì mọi việc sẽ được ổn định ở tương lai. Kỷ Nguyên Di Lạc chỉ có thực hành nhiên hậu mới đem lại sự hòa bình cho tâm lẫn thân, hòa cùng các giới, nhịn nhục thăng hoa thì mới thấy rõ đại cuộc từ trược tới thanh, thực hành là chánh. Còn về phần con thì phải làm Pháp Luân Thường Chuyển nhiều thì trí tuệ mới được khai thông, dũng mãnh tu tiến, tu sửa quân bình nội tâm là cần thiết. Niệm Phật thường xuyên sẽ giảm bớt lo âu của tình đời đen bạc. Ðiển hóa văn; Khi con tu đạt tới sự quân bình trong nội thức thì điển khí sẽ dồi dào. Văn chương sẽ lưu loát, bố thí chơn ngôn, nhơn quần cộng hưởng. Như Thầy đang viết thư cho con, trước kia Thầy không làm được, bây giờ làm được và vui dẫn tiến con cùng hành. Ðọc thư này, con sẽ thấy sự bình đẳng phục vụ giữa Thầy và con.
Chúc con vui tiến trong thực hành, thanh tịnh ảnh hưởng người kế tiếp.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu1
 
Vài thư đi thư lại mới đây
361. Ngày 19-02-2000. Người viết: NMT
362. Ngày 14-01-2000. Người viết: L
363. Ngày 20-08-2002. Người viết: N
364. Ngày 16-07-2002. Người viết: DH
365. Người viết: TVD
366. Ngày 19-09-2002. Người viết: HS
367. Ngày 15-09-2001. Người viết: TTĐ
368. Ngày 11-10-2001. Người viết: TQM
369. Ngày 30-06-2001. Người viết: DVH
370. Ngày 02-09-2001. Người viết: TM
371. Ngày 16-12-2001. Người viết: LVT
372. Ngày 11-10-2001. Người viết: ĐMT
373. Ngày 21-05-2002. Người viết: TVH
374. Ngày 26-12-2001. Người viết: TVH
375. Ngày 09-12-2001. Người viết: NKL
376. Ngày 10-03-2003. Người viết: NND
377. Ngày 16-05-2003. Người viết: PTTT
378. Ngày 09-01-2002. Người viết: NTNH
379. Ngày 29-09-2001. Người viết: NM
380. Ngày 13-01-2007. Người viết: LTL
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 15 16 17 18 [19] 20 21 22 23  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: