Thư đến: '... Con tuổi trẻ không ham danh lợi, mà chỉ thích tình thì phải làm sao?...Bạn đạo về Việt Nam nói rằng Việt Nam quá trược... Chúng con sống trong trược thì sẽ ra sao?...'
Việt Nam, ngày 18 tháng 2 năm 1998

Kính thưa ông Tám,
Trước đây trong chiến tranh ở Việt Nam, vì sợ phải chết nên gia đình con có thỉnh mấy vị Thầy bùa Lỗ Ban người Miên đến nhà con cho uống bùa phép và đồ hộ mạng gồm có: Khăn bùa, ngải rừng, nanh heo, dây cà tha, mang trong người dùng để tránh nạn tai. Thời gian sau, con được biết Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp của ông Tư và ông Tám, con có tập một thời gian nhưng mỗi ngày công phu đều bị ảnh hưởng của bùa ngải công phá, khó hành được pháp thiền, tức giận con đem các bùa ngải trên đổ xăng vô đốt, tức thời bị điển (Thần Hổ) nhập vào xác. Sau đó con đã đến nhà ông Tám ở Chợ Lớn để nhờ cứu hộ. Ông Tám đã bảo về nhà ngưng thiền, chỉ niệm Lục Tự Di Ðà và làm Pháp Luân nằm trong vòng 6 tháng mới được thiền lại.
Kính thưa ông Tám, nhờ sự chỉ dạy trên, giờ con đã được thanh nhẹ, con vô cùng biết ơn ông Tám. Sẵn đây, con có vài thắc mắc nhỏ về vấn đề tu học. Kính xin ông Tám giải đáp cho:
1) Lúc chưa theo Pháp Lý con nặng 45 ký, bây giờ con đã lên được 60 ký, tâm lý vững vàng, sinh lý khỏe mạnh. Con tuổi trẻ không ham danh lợi, mà chỉ thích tình thì phải làm sao?
2) Gần đây có rất nhiều bạn đạo về Việt Nam nói rằng Việt Nam quá trược, sau khi về phải mất một thời gian thanh lọc mới lấy lại điển. Thưa ông Tám, như vậy chúng con đang ở đây hằng ngày phải sống trong trược thì sẽ ra sao?
3) Ngày xưa, lúc ở Việt Nam, ông Tám có dạy chỉ cần một câu kinh, một bài thơ là có thể tu đắc đạo. Sao bây giờ các bạn đạo nước ngoài nói rằng ông Tám dạy lại phải cần có nhiều kinh sách, bài giảng mới, nghe và xem băng hình sinh hoạt Mục Bé Tám qua tuần báo Vô Vi LED, cùng đeo huy hiệu Vô Vi thì mới có cơ hội tiến theo đà tiến văn minh của Phật Pháp. Chúng con ở Việt Nam làm sao có được những tài liệu trên. Rất mong được ông Tám hồi âm.

Con,
ÐVH
 
Thư đi:
Manila, ngày 27 tháng 2 năm 1998

H con,
Thầy đã vui nhận được thư con đề ngày 18/2/98, được biết con vượt qua sự ràng buộc của âm binh bùa phép. Nay con còn dính líu tình cảm ô trược, hại thân xác. Con cần thật tâm hướng về thanh tịnh, phát triển tâm linh thì mới vượt khỏi cái vòng luẩn quẩn của nghiệp duyên, mà hướng thẳng về thanh tịnh, dứt khoát tu tiến thì tương lai phần hồn sẽ được cứu rỗi. Mỗi mỗi đều do công thực hành và dứt khoát của chính con mới giải quyết được trận đồ của tâm linh đang bị bao vây bởi sự tham dục.
Chúng con đang sống trong một xứ tràn đầy điện năng của vũ trụ ban chiếu, vậy các con phải dứt khoát tu tiến thì mới có cơ hội hội nhập với thanh quang của trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ mà tiến hóa. Tu thì phải dứt khoát, nhiên hậu mới có cơ hội đạt tới sự thanh nhẹ, hướng về thanh tịnh thì mới có cơ hội sống trong ánh sáng vô cùng tận của đại bi. Trược hay thanh là do ta mà thôi. Dứt khoát thì từ trược sẽ trở về thanh. Nếu không dứt khoát thì thanh sẽ trở về trược; Thiên đàng địa ngục do tâm là vậy. Nghiêm luật của Trời Ðất hỗ trợ cho phần hồn tiến hóa tới cõi vô sanh bất diệt. Hiểu được nguyên lý này thì sẽ an tâm tu bất cứ ở nơi nào.
Tại VN, hiện tại tài liệu tu học đều đầy đủ. Mục Bé Tám nhắc nhở hàng tuần để cho mọi người tự thức và tránh sự ngu ý lái sai đạo pháp. Phù hiệu đeo trước ngực cũng đều là nhắc nhở tâm thức phải tu đúng đường lối, hòa hợp với càn khôn vũ trụ. Nhật Quang Phật và Nguyệt Quang Phật đều tận độ đầy đủ cho người VN hướng về sự thanh nhẹ, tận độ mà tu tiến. Chỉ sợ thiếu tâm thành thật, chứ không sợ thiếu tài liệu. Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp giúp cho hành giả tự khai triển trực giác, mà tự học kinh vô tự trong chu trình tiến hóa. Tu là giải nghiệp tâm, chứ không phải tu để so đo từ chút. Mỗi người đều có sự nhìn thấy, nghe hiểu, nói năng động tịnh, toàn là tự động, cấu trúc bởi siêu nhiên mà hình thành. Không thiếu một món gì, chỉ có thiếu tu thì khó giải sự trược ô của nội tâm mà thôi. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
601. Ngày 12-04-1999. Người viết: VT
602. Ngày 07-04-1999. Người viết: PL
603. Ngày 17-01-1999. Người viết: HT
604. Ngày 22-08-1998. Người viết: T
605. Ngày 02-03-1999. Người viết: L
606. Ngày 30-11-1981. Người viết: NTN
607. Ngày 24-12-1981. Người viết: TH
608. Ngày 06-12-1981. Người viết: T
609. Ngày 16-02-1982. Người viết: LNT
610. Ngày 21-02-1982. Người viết: C
611. Ngày 16-03-1982. Người viết: LCH-Nhân viên CADT
612. Ngày 22-03-1982. Người viết: HA
613. Ngày 17-02-1982. Người viết: TMC
614. Ngày 23-01-1982. Người viết: HVH
615. Ngày 21-03-1982. Người viết: L
616. Ngày 04-07-1981. Người viết: THL
617. Tháng 06-1982. Người viết: Ðạo hữu T
618. Ngày 24-02-1982. Người viết: M/M
619. Ngày 09-01-1982. Người viết: TNT
620. Ngày 04-10-1981. Người viết: M
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 27 28 29 30 [31] 32 33 34 35  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: