Thư đến: '... Trước nay ông Tư và ông Tám đâu có bao giờ dạy thở dài như vậy. Xin bé Tám vui lòng giải thích cho, thực hư thế nào?'
HN, Việt Nam, ngày 7 tháng 9 năm 1997

Xin bé Tám giải cho,
Lúc gần đây, có một bạn phổ biến một tập nói về Pháp Luân có trích lời ông Tư và bé Tám chỉ dạy về Pháp Luân. Bạn này có chỉ hơi thở do PL hướng dẫn. Có một số người làm theo thì thấy thở được rất dài, có người cả chục phút, có người nửa giờ, có người một giờ. Có người chữa được bịnh mình rất kỳ diệu, nhờ thở theo PL.
Trước nay ông Tư và ông Tám đâu có bao giờ dạy thở dài như vậy. Xin bé Tám vui lòng giải thích cho, thực hư thế nào?

Xin cảm ơn,
TTNT
 
Thư đi:
MTL, ngày 9 tháng 9 năm 1997

Pháp Luân Thường Chuyển thì phải hít vô đầy rún đầy ngực tung lên bộ đầu, liên tục làm như vậy hơi thở sẽ được dài, khai thông mạch nhâm đốc. Lúc ấy dùng ý tưởng sẽ tự động hít vô càng ngày càng dài.
Pháp Luân Thường Chuyển rất hữu ích có thể giải tất cả uất khí trong nội tâm, kẻ hung hóa hiền, đó phương thuốc trị tâm bệnh. Nhiều người cố gắng làm, vừa hít là mê liền và nhập định thì huệ tâm mới khai mở được. Bản chỉ Pháp Luân Thường Chuyển của LCL rất đúng, người tu cố gắng làm đúng sẽ đạt tới sáng suốt, linh tánh khai mở sẽ hiểu được nhiều việc, nói năng lưu loát, âm thinh sẽ được thay đổi dịu hiền, kẻ hung hóa hiền là vậy. Khi huệ tâm bắt đầu khai mở thì hơi sợ sệt, tiếp tục niệm Phật, lúc đó vía nhẹ rồi, siêng năng tiếp tục tu thì sẽ dứt khoát chuyện đời, không còn tranh chấp hơn thua và giải mở tất cả những sự kích động và phản động của tình đời, trí sáng và vui. Cần thời gian thực hành Pháp Luân đúng thì sẽ khai triển chiều sâu trong nội thức, hiệp khí của Trời Ðất sẽ được bình an. Muốn biết hơi thở dài hay ngắn thì để bông gòn ngay lỗ mũi, nếu bông gòn rớt lúc đó chúng ta định là bao nhiêu phút chứ không nghe ai nói hết. Cố gắng hít lâu ngày sẽ dụng ý chuyển Pháp Luân, lúc đó sẽ lâu và thông. Ý chuyển điển khí chứ không phải hơi thở, mê và nhập định luôn.
Pháp này chỉ cho tội phạm làm rất quý, kẻ hung sẽ trở nên hiền.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu2
 
Vài thư đi thư lại mới đây
661. Ngày 22-04-1998. Người viết: NT
662. Ngày 04-05-1998. Người viết: TB
663. Ngày 29-04-1998. Người viết: TTN
664. Ngày 12-06-1998. Người viết: NNA
665. Ngày 08-04-1998. Người viết: VH
666. Ngày 21-08-1997. Người viết: NV
667. Ngày 30-01-1997. Người viết: NTL
668. Ngày 04-04-1998. Người viết: VP
669. Ngày 03-04-1997. Người viết: K
670. Ngày 31-01-1997. Người viết: NTT - TVH
671. Người viết: NT
672. Ngày 22-03-1998. Người viết: VM
673. Ngày 03-03-1998. Người viết: NTTX
674. Người viết: HCN
675. Ngày 04-05-1998. Người viết: NN
676. Ngày 06-01-1997. Người viết: TTNP
677. Ngày 10-09-1997. Người viết: NVT
678. Ngày 05-03-1998. Người viết: VTT
679. Ngày 11-01-1998. Người viết: NL
680. Ngày 27-03-1998. Người viết: V
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 29 30 31 32 33 [34] 35 36 37  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: