Thư đến: '... Thầy đã nói hết được những điều con muốn hiểu. Thầy cùng chư Phật đã ban ơn cho con được biết mình, hiểu mình nhiều hơn.'
Ngày 11 tháng 8 năm 1997

Bạch Thầy,
Con nhận được thư Thầy vào trưa ngày 2 tháng 8 năm 1997, cả nhà con vui mừng vô hạn, tưởng không bao giờ nhận được thư trả lời của Thầy, nhưng quả phúc lâu đời của con nay được kết quả rồi đó. Như con đã trình bày với Thầy ở thư trước, tuy qua giấy bút khó diễn tả được đầy đủ qua quá trình tu học có thành có bại của mình, nhưng Thầy đã nói hết được những điều con muốn hiểu. Thầy cùng chư Phật đã ban ơn cho con được biết mình, hiểu mình nhiều hơn. Mình được diện kiến với bộ mặt nguyên xưa của mình dù chân tướng của nó mới có chỉ là Mô Ni Châu thôi. Nhưng việc tu chứng của thái tử Tất Đạt Đa cũng đạt quả Như Lai bằng Thích Ca Mâu Ni Phật phải không Thầy? Và chư Phật cũng phải công phu luyện đạo rất gian nan mới có được Ngọc Như Ý, ngọc người và phái Vô Vi Thầy gọi là Mô Ni Châu phải không? Như vậy trên tượng Phật mình thường thấy tại hỏa luân xa, mỏ ác, và nê hườn cung có chấm mỗi nơi một chấm đỏ, con thường giải thích với bạn đạo đó là mô ni châu, thánh thai, hồn tụ lại, có đúng không Thầy? Chính đó là chơn hồn của mỗi người là bộ mặt nguyên xưa của mình mà các thiền sư thường hay hỏi đệ tử: “Con hãy cho Thầy biết bộ mặt nguyên xưa của con” (tức bộ mặt cha mẹ chưa sinh con ra). Có mâu ni châu có nghĩa là mình được thấy bộ mặt cha mẹ chưa sinh ra mình phải không Thầy? Nếu đúng là như vậy thì không thể nào là “thể xác Phật được”, hạnh tu phước rất quý báu vì nó là phương tiện tối yếu để luyện đơn đó là “nhân thân”. Nhưng tu phước, tìm phúc báu để tài bồi cho nhân thân quá đáng để trở thành một cực đoan là có phước hoàn toàn thì nó cũng là một thứ bịnh “quá dư” có thể giật lùi theo trần tục mà khiến cho mô ni châu tan mất theo tình tiền danh lợi. Còn tu huệ tức quá khổ hạnh để lo cho có mô ni châu mà để cho sức khoẻ khánh kiệt, con ngựa sắc thân ngã quỵ không còn sức đi nổi để đưa Tam Tạng (tinh, khí, thần) đi thỉnh kinh được “thỉnh kinh vô tự” tức về bến giác vậy.
Cả hai cực đoan nêu trên quá khổ để luyện huệ, quá sướng để tu phước. Như đức Thích Ca đã nói: “Đức Không Nên”. Nhưng hiện tại con có hướng dẫn một số bạn lúc đầu tu thiền cũng khá tiến bộ về sau họ hỏi con tu theo chùa có phước thật không? Con trả lời rằng “đúng thân tâm đều làm phước” chắc chắn có phước báo ứng. Nếu muốn báo ứng cho sắc thần được đầy đủ thì nên theo chùa mà tu. Còn tu theo tôi “y như tôi” nếu ai bị sa địa ngục tôi xin xuống đó thay thế cho. Tôi lo tu thiền ngày đêm cho thấy được hồn mình rồi lo làm phước nữa. Nhưng trái lại khi mình bố thí mình phải thấy “mình là người nhận bố thí” chứ không phải mình bố thí. Nếu bố thí mà châm bẩm để được phước thì cũng một hình thức cho vay đặt nợ trong chúng sanh mà thôi. Người tu chỉ có một mục đích tạo “phước điền cho mình thôi” thì đó là những người chọn trước cho mình chỗ ở tốt đẹp nhất trong “lục đạo” chứ lo thanh tịnh tám cái giác quan của mình “con thuyền bát nhã” vượt “trần mê” về bến giác (thanh tịnh), thì chấp phước để làm gì? Mặc dù có dịp thì cứ làm phước chứ không cấm nhưng phải thiền luôn luôn. Con gọi là “phước huệ song tu” thì trong số con hướng dẫn có ba bạn có chiều hướng đi tụng kinh ở chùa luôn, mà lơ là việc hành thiền. Thậm chí có nhiều bạn chạy theo sở trường cũ “lo làm Thầy chữa bệnh”; Tu một thời gian ai cũng thấy mình hay quá rồi đi làm thầy hết ráo. Vì họ thấy con tu rốt ráo lúc đầu bệnh gì cũng hết, có khi con có nhiều ấn chứng kỳ lạ gần như là quyền năng. Thì nay tu lâu lại đổ ra nhiều thứ bệnh, cảnh nghèo đói túng thiếu, tai nạn cho vợ con trở lại thì chung quanh họ đổ thừa con tu thiền hay quá rồi đổ nghiệp ra. Lúc đầu theo con rất nhiều nhưng sau một số họ thấy con xấu sao đó nên họ ít lui tới; Thậm chí có bạn khi họ đau yếu, khi gần con họ nói họ thấy khoẻ, mà bây giờ họ ít đến con lắm. Còn một hai người mới đến nhờ con hướng dẫn thì họ rất khâm phục con. Có một bạn trước đây là giáo sư dạy học. Ông ấy có luyện chú “đà ra ni” có học bùa chữa bệnh tà rất hay, có làm thuốc chữa rất nhiều thứ bệnh, tập dịch cân kinh, luyện võ. Ông này học bao nhiêu Thầy đều giỏi hơn Thầy hết. Bên cạnh nhà ông cũng có người tu theo ông Tám, có đọc sách Thượng Đế Giảng Chơn Lý ông coi như bình thường và không chịu Thượng Đế. Ông bạn đạo của con, dẫn ông này đến gặp con sau hai lần nói chuyện ông ấy quyết định thọ giáo con vì ông ấy cảm nhận con có cái gì kỳ lạ khiến ông ấy thích tu theo. Con đồng ý hướng dẫn ông ấy cách công phu như một người bạn, còn Thầy về mặt Vô Vi là “ở trung tâm bộ đầu”, lâu nay không có Thầy gần bên để học hỏi, tôi thường tập trung tư tưởng tại trung tâm bộ đầu để lãnh ý nơi đó mà hiểu biết... Xa Thầy nên đành chấp nhận luyện “trí vô sự” thôi. Khi muốn hỏi Phật hỏi Tiên điều gì tôi thường hỏi nơi đó, văn phòng làm việc của Phật Thánh Tiên là ở trung tâm bộ đầu của mỗi người. Hằng ngày thường xuyên cứ kêu Nam Mô A Di Đà Phật tại văn phòng này sẽ có giải đáp. Tôi muốn nói với bạn tôi cùng lãnh ý nơi đó. Bạch Thầy! Cho con biết tôn ý các sự kiện nêu trên và vào năm 1983 tức sau ba năm tu con có cao hứng viết một số thơ và bài nói về đạo được bẩy quyển. Bạn đạo lấy đem tản mát đâu mất chỉ còn hai quyển, nếu Thầy và bạn đạo bên này cho phép đăng trên lá thư Vô Vi thế giới (coi như học trò trả bài) thì con xin phục vụ. Con dài dòng quá xin Thầy ân xá cho con.

NVS
 
Thư đi:
Thư đi:
S con,

Thầy vui nhận được thư con đề ngày 11/8/97, được biết con dũng tâm tu tiến theo đường tiến hóa của Vô Vi, hòa hợp với trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ. Đó là điều lành của chính con. Vậy con nên tiếp tục hành pháp tu tiến, hướng tâm về thanh tịnh mà thực hành, lần lần con sẽ có cơ hội tận độ quần sanh tùy duyên của Trời Phật ân chuyển cho con. Câm mồm cố gắng tu, trì niệm lục tự, khai mở huyền bí của nội tâm thì mới triển giác được rõ rệt hơn.
Chúc con và gia đình vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamVietThu3
 
Vài thư đi thư lại mới đây
421. Ngày 19-06-2002. Người viết: NKK
422. Ngày 20-06-2002. Người viết: NHĐ
423. Ngày 17-10-2000. Người viết: TH
424. Ngày 27-10-2000. Người viết: HTC
425. Ngày 26-01-2002. Người viết: TVH
426. Ngày 11-02-2002. Người viết: TB
427. Ngày 15-03-2002. Người viết: NTT
428. Ngày 12-04-2002. Người viết: Thiền Đường Dũng Chí
429. Người viết: HT
430. Người viết: NTL
431. Ngày 26-03-0000. Người viết: N
432. Người viết: L
433. Ngày 14-02-0000. Người viết: ĐTTL
434. Ngày 10-01-0000. Người viết: LPL
435. Ngày 12-01-2001. Người viết: MH
436. Người viết: TL
437. Ngày 22-09-2001. Người viết: NVS
438. Ngày 23-03-2002. Người viết: NKH
439. Ngày 12-12-1994. Người viết: NNV
440. Người viết: MH
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
left-blu2 left-blu3 18 19 20 21 [22] 23 24 25 26  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: