Thư Từ Lai Vãng
Thư đến: | '... Lúc ngồi xuống là nó định rồi, thì còn gì để hành nữa, nếu có chăng là chỉ làm Pháp Luân cho khỏe thôi...' |
Hoa Kỳ, Utah, ngày 19 tháng 3 năm 1997
Thầy kính,
Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, con đều hành thiền hai giờ. Lúc ngồi xuống là nó định rồi thì còn gì để hành nữa, nếu có chăng là chỉ làm Pháp Luân cho khỏe thôi. Mục tiêu của thiền giả là định (thanh tịnh) chớ không phải pháp, phải không Thầy? Pháp chỉ là phương tiện. Nếu tới chỗ rốt ráo, sẽ không có pháp nào hành cả mà là hành cái Vô Pháp. Cái Vô Pháp đây con nghĩ là cái thanh tịnh mà con đang "ngâm" trong đó.
Muốn đạt pháp thật sự thì phải vượt qua cái thanh tịnh cái Vô Pháp này chớ không thể ỷ lại và ngâm trong cái thanh tịnh sung sướng này hoài được. Chắc Thầy cũng có nghe các vị thiền sư ngày xưa thường nói chỗ thanh tịnh này là đáng sợ sao? Những danh tự thiền thông dụng đã dùng để ám chỉ chỗ đáng sợ này như: Đáy thùng sơn đen, hang quỷ núi ma, đầu sào trăm trượng.
Cho nên, Thầy là người đi trước chắc phải có kinh nghiệm cái "hành thanh tịnh" này. Hành thanh tịnh chớ không phải "ngâm trong thanh tịnh". Mà hành thanh tịnh thì làm gì có cái pháp nào để hành, vì thanh tịnh là Vô Pháp. Ðối với người đi tìm chân lý, không có vụ thủy chung. Ðối với họ chỉ có vô thủy vô chung. Vì thủy chung là bị hạn cuộc trong thời gian và không gian (time and space) mà chân lý là vượt ngoài thời gian và không gian (beyond time and space). Phải không Thầy?
Salt Lake City, Utah,
NDH
Thầy kính,
Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, con đều hành thiền hai giờ. Lúc ngồi xuống là nó định rồi thì còn gì để hành nữa, nếu có chăng là chỉ làm Pháp Luân cho khỏe thôi. Mục tiêu của thiền giả là định (thanh tịnh) chớ không phải pháp, phải không Thầy? Pháp chỉ là phương tiện. Nếu tới chỗ rốt ráo, sẽ không có pháp nào hành cả mà là hành cái Vô Pháp. Cái Vô Pháp đây con nghĩ là cái thanh tịnh mà con đang "ngâm" trong đó.
Muốn đạt pháp thật sự thì phải vượt qua cái thanh tịnh cái Vô Pháp này chớ không thể ỷ lại và ngâm trong cái thanh tịnh sung sướng này hoài được. Chắc Thầy cũng có nghe các vị thiền sư ngày xưa thường nói chỗ thanh tịnh này là đáng sợ sao? Những danh tự thiền thông dụng đã dùng để ám chỉ chỗ đáng sợ này như: Đáy thùng sơn đen, hang quỷ núi ma, đầu sào trăm trượng.
Cho nên, Thầy là người đi trước chắc phải có kinh nghiệm cái "hành thanh tịnh" này. Hành thanh tịnh chớ không phải "ngâm trong thanh tịnh". Mà hành thanh tịnh thì làm gì có cái pháp nào để hành, vì thanh tịnh là Vô Pháp. Ðối với người đi tìm chân lý, không có vụ thủy chung. Ðối với họ chỉ có vô thủy vô chung. Vì thủy chung là bị hạn cuộc trong thời gian và không gian (time and space) mà chân lý là vượt ngoài thời gian và không gian (beyond time and space). Phải không Thầy?
Salt Lake City, Utah,
NDH
Thư đi: |
Sydney, ngày 19/3/97
Biết được thanh tịnh thì làm thinh, phải thực hành đến thanh tịnh và cực thanh tịnh là quy về tự nhiên và hồn nhiên. Nhưng còn mang xác làm người thì cần pháp, hành pháp liên tục thì mới có cơ hội hiệp khí cùng Trời Ðất. Có đầu mới có đuôi. Lúc chưa biết pháp, cũng như người bơ vơ và cơ hàn. Khi hành pháp rồi, đạt pháp thì cần thực hiện thủy chung, có đầu có đuôi. Trước kia nghèo nàn, khổ cực, thiếu trí, không minh đạo, nay hiểu được thì không nên bao giờ quên lúc ban đầu. Có căn bản thì mới đạt được nền tảng hư không tốt đẹp, dấn thân độ đời, vượt khỏi từng chê và khen, chấp và mê thì từ trường sẽ phát triển tới vô cùng lớn rộng, hòa hợp tới diệu thanh mà hành sự. Nó cũng là đường đi trong thanh tịnh, rốt ráo và tươi sáng của hành giả Vô Vi. Biết thanh tịnh và hành thanh tịnh là một, tức là đạt được ánh sáng diệu thanh, hội nhập với ánh sáng của Ðại Bi mà tiến hóa đến vô cùng tận.
Lương Sĩ Hằng
Biết được thanh tịnh thì làm thinh, phải thực hành đến thanh tịnh và cực thanh tịnh là quy về tự nhiên và hồn nhiên. Nhưng còn mang xác làm người thì cần pháp, hành pháp liên tục thì mới có cơ hội hiệp khí cùng Trời Ðất. Có đầu mới có đuôi. Lúc chưa biết pháp, cũng như người bơ vơ và cơ hàn. Khi hành pháp rồi, đạt pháp thì cần thực hiện thủy chung, có đầu có đuôi. Trước kia nghèo nàn, khổ cực, thiếu trí, không minh đạo, nay hiểu được thì không nên bao giờ quên lúc ban đầu. Có căn bản thì mới đạt được nền tảng hư không tốt đẹp, dấn thân độ đời, vượt khỏi từng chê và khen, chấp và mê thì từ trường sẽ phát triển tới vô cùng lớn rộng, hòa hợp tới diệu thanh mà hành sự. Nó cũng là đường đi trong thanh tịnh, rốt ráo và tươi sáng của hành giả Vô Vi. Biết thanh tịnh và hành thanh tịnh là một, tức là đạt được ánh sáng diệu thanh, hội nhập với ánh sáng của Ðại Bi mà tiến hóa đến vô cùng tận.
Lương Sĩ Hằng