Thư đến: '... Gần 20 năm trường chay học đạo, mà sao con thấy con chậm tiêu quá Thầy?'
S, ngày 28/2/97

Kính gởi Đức Thầy mến yêu,
Con tên HNM, sanh năm Mậu Ngọ, 68 tuổi. Bắt đầu con biết PLVV và thực hành ngày 30/7 năm Mậu Ngọ. Trước đó con tìm Thầy mà không có quyền được gặp Thầy. Con thường đến đường hẻm chợ xã lấy đơn Thầy mà chưa diện kiến Thầy lần nào cả; Đây lần đầu gởi thư cho Thầy, con nghe băng giảng và sách của Thầy rất đầy đủ. Mà nay gần 20 năm trường chay học đạo, mà sao con thấy con chậm tiêu quá Thầy. Kính nhờ ân sư quán xét thân tâm con coi còn kẹt cái gì, Thầy chỉ cho con để con mài dũa nó lại. Đời của con thì từ nhỏ đến lớn sống ở chỗ đó Thầy, con quậy mấy chục năm: Hồi nhỏ con sống cái nghề lắc bầu cua, bông vụ, lớn lên con chạy taxi, xích lô, mấy đời Bảo Đại con đi lính nhảy dù, mãn lính con làm nghề đứng bến xe. Năm 1975 rồi con mới biết tu. Từ nhỏ đến lớn con chưa biết ăn chay, con ngộ được PLVV là con trường chay một lèo luôn. Chắc con gây nghiệp nhiều quá sao bây giờ tu chậm tiêu quá, con thì lì lắm, chịu tu lắm, không sợ nghèo khổ khó nhọc, chỉ mong tu để giải thoát.
Kính chào Thầy. Con mong ngày nào được viếng Thầy.
 
Thư đi:
Atlantic City, ngày 9/7/97

NM con,
Thầy đã vui nhận được thư con đề ngày 20/2/97 từ S gởi đến, được biết con bước vào con đường tu học. Năm nay con đã 68 tuổi, con ngộ được PLVV, chịu tu chịu tiến. Tuổi của con trở về phần hồn thanh nhẹ, trẻ trung, không còn tuổi tác, người tu Vô Vi không có tuổi tác. Con có duyên muốn tìm Thầy, nhưng mà không có cơ hội tương ngộ; Đó là xác con trần trược. Nếu con chịu tu lập lại quân bình luồng điển của chính con thì con sẽ rất dễ tương ngộ cùng Thầy. Thanh nhẹ hòa với thanh nhẹ rất dễ dãi.
Con đã trải qua mấy chục năm, đụng đâu làm đó, miễn sống mà thôi, nhưng mà rốt cuộc vạn sự trên đời là không. Những gì con làm đều là không có hữu ích cho tâm thân. Con cờ bạc, bầu cua cá cọp; Còn cờ bạc, lười biếng không sửa tâm sửa tánh để tiến hóa là bị đọa. Ngày hôm nay con có duyên lành gặp được PLVV để tự xây dựng khai triển tâm thức của chính mình. Với 68 năm kinh nghiệm, mắt thấy tai nghe của con đều là giả ảo không có sự thật. Vậy con phải trở về với sự thật là KHÔNG. Muốn trở về với KHÔNG là phải niệm Nam Mô A Di Đà Phật theo đường lối của PLVVKHHBPP như Thầy đã thường niệm trong băng để giải nghiệp lực trong nội tâm. Trở về KHÔNG là chánh pháp, không còn sự giao động nữa. Con thanh tịnh con mới thấy nguyên lý của Trời Đất đang dìu tiến con. Con ăn cơm, ăn rau, đó là nguyên năng điển quang của càn khôn vũ trụ đã hình thành. Nếu không có mặt trời, mặt trăng làm sao trồng rau, lúa, hình thành để giúp con; Vậy thì con đang sống trong điển năng của Trời Đất. Bây giờ con thực hành PLVV là khai triển điển năng quân bình trong tâm thức. Niệm Phật để khai mở huyền bí nội tâm của chính con thì con không có xa đạo và chính con là đạo, thì con trở về KHÔNG. Vạn sự trên đời là không, không nên mê hoặc. Thiên hạ ca tụng Thích Ca, thiên hạ ca tụng Quan Âm, thiên hạ ca tụng Thần này, Thượng Đế kia, nhưng mà thiên hạ không có ca tụng con! Ổng nằm trong nguyên lý đó mà mất quân bình mà thôi! Bây giờ con lập lại quân bình, là họ sẽ ca tụng con! Ổng đã sống trong nhịn nhục, tất cả Tiên Phật đều nhờ nhịn nhục mà thăng hoa. Ngày hôm nay con có cơ hội nhịn nhục, nên tiếp tục nhịn nhục, sửa mình tức là tu. Tự nhiên con sẽ trở thành người vinh quang sang trọng tại mặt đất. Chỉ vì trần trược sân si, con có đủ tài liệu của Thầy nên nghe cho kỹ. Thầy không phải nói văn chương tại thế gian, nhưng mà Thầy hỗ trợ điển khí cho người nghe tự thức tâm. Vì sao? Nhờ Thầy làm PLTC hiệp khí cùng Trời Đất, âm thinh của Thầy khác hơn người thường, thực hành bố thí chơn ngôn, tận độ quần sanh.
Vạn sự trên đời là không, rốt cuộc không có sự thật, phải trở về không. Không có ai giỏi hơn ai hết, xưng hô đủ thứ nhưng mà rốt cuộc không làm được việc gì, từ không giới đến rồi phải ra đi với hai bàn tay không, không làm được một việc gì cho chính mình là bị tội. Ngày hôm nay con có duyên lành được tu, được hiểu lấy chính con, con sẽ vượt khỏi tội trạng hành hạ ở địa ngục. Chúc con vui tiến.

Quý thương,
Lương Sĩ Hằng
OngTamwriting
 
Vài thư đi thư lại mới đây
1. Ngày 31-12-1996. Người viết: TA
2. Ngày 22-12-1996. Người viết: TH và NT
3. Ngày 31-12-1996. Người viết: VHC
4. Ngày 21-12-1996. Người viết: KC
5. Ngày 28-10-1996. Người viết: TVK
6. Ngày 22-11-1996. Người viết: NM
7. Ngày 21-11-1996. Người viết: ĐH
8. Ngày 20-12-1996. Người viết: PM
9. Ngày 29-12-1996. Người viết: VS
10. Ngày 26-12-1996. Người viết: TVQ
11. Ngày 24-12-1996. Người viết: HM
12. Ngày 12-11-1996. Người viết: HM
13. Ngày 15-12-1996. Người viết: Đ
14. Ngày 03-12-1996. Người viết: T
15. Ngày 19-11-1996. Người viết: NS
16. Ngày 26-11-1996. Người viết: TH
17. Ngày 18-11-1996. Người viết: P
18. Ngày 20-08-1996. Người viết: YM
19. Ngày 26-08-1996. Người viết: TH
20. Ngày 02-09-1996. Người viết: L
 
của tổng cộng 724 thư đi thư lại (được phổ biến) theo thứ tự ngược lại của ngày tải lên Thư Viện.
[1] 2 3 4 5 6 7 8  right-blu3 right-blu2
 
 
 
down-yel gif
Hướng dẫn cách dùng
(1)Trang 'Thư Từ Lai Vãng', cũng như cả VoviLib, là một phương tiện của chung, chứa đựng những thư đi thư lại trên đường hoằng pháp của thiền sư Lương Sĩ Hằng và bạn đồng hành trong suốt những năm Ngài còn tại thế. Chúng tôi lưu trữ những thư từ ấy trong chữ viết trong database để giúp việc truy cập của hành giả được dễ dàng hơn.
(2)Khung Tìm nhỏ ở bên trên có thể giúp quý vị tìm bài. Để sử dụng, đánh vào khung vài chữ muốn tìm của lá thư, chẳng hạn như 'VHT' (viết tắt tên người viết thư) và bấm 'Go'. Nếu tìm theo năm tháng, cần đánh theo thứ tự 'năm-tháng-ngày'. Thí dụ: '1988', hay '1988-07', hay '1988-07-06'. Nếu để trống và bấm 'Go', kết quả sẽ là tất cả thư từ hiện có! Xin dùng kiểu chữ Unicode.
(3)Để đọc một lá thư tìm được, bấm vào link của thư đó, lá thư sẽ hiện ra phía bên trái.
(4)Nếu bạn có account và đã login, có thể dùng link "Tải Thư Từ Lai Vãng lên Thư Viện" hiện ra ở bên trên để mang thư vào.
 

(Thư viện đang gom góp các thư từ lai vãng của Đức Thầy và hành giả Vô Vi. Kính mời quý bạn đạo gần xa đóng góp cho kho tàng chung này ngày càng đầy đủ hơn. Đa tạ.)

Tìm: